Đàn ve sầu hàng trăm tỷ con xuất hiện trên radar thời tiết tại Mỹ

Đây là lần đầu tiên một đàn ve sầu hàng trăm tỷ con xuất hiện trên hình ảnh radar thời tiết ở Mỹ.

Theo Digital Trends, năm nay là một năm đầy thử thách với người dân Mỹ khi có sự xuất hiện của “Brood X”, nhóm ve sầu định kỳ chui lên từ mặt đất sau 17 năm. Hiện số lượng ve sầu tính đến hàng tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ con bay lên, bám vào thân cây và xuất hiện ở 15 tiểu bang nước Mỹ.

Lượng ve sầu nhiều đến nỗi chúng có thể nhìn thấy được trên radar thời tiết.


Hình ảnh chụp từ radar thời tiết ghi lại mật độ đám ve sầu xung quanh khu vực Washington. (Ảnh: Lauryn Ricketts).

Một nhà khí tượng học của kênh NBC và WTOP tại Washington, D.C. đã đăng tải hình ảnh radar thời tiết vào ngày 7/6. Ban đầu, bức ảnh được cho là ghi lại các đám mây đen. Tuy nhiên, hầu hết đó là ve sầu.

“Đây không phải là mưa. Thuật toán phân loại tỷ trọng kế nhận dạng được yếu tố sinh học trong tự nhiên, do đó chùm radar mới thu được hình ảnh của ve sầu”, Lauryn Ricketts viết trên trang Twitter.

Đơn vị Dịch vụ Thời tiết Quốc gia tại Baltimore-Washington cũng đăng tải dữ liệu chụp lại đám ve sầu.

Đây là lần đầu tiên ve sầu xuất hiện trên hình ảnh radar, cho thấy người dân cần tránh xa khu vực này nếu muốn bầu không khí yên tĩnh và hòa bình. Nếu như sống ngay tại khu vực đó, họ cần đóng hết cửa sổ hoặc luôn đeo tai nghe dạng nhét hoặc tai nghe chống ồn.

Ve sầu là loài côn trùng không chích, không cắn và không phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất trong mùa sinh sản của đám ve sầu là tiếng ồn, các con ve đực phát ra âm thanh ở bụng để thu hút bạn tình. Hiện tượng này sẽ kết thúc trong khoảng 1-2 tuần và đến tận năm 2038 mới quay trở lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News