Dạng sống kỳ lạ, có xúc tu, 500 triệu tuổi ở Trung Quốc: Kết luận khiến ai cũng “ngã ngửa”
Một hóa thạch 500 triệu năm tuổi ở Trung Quốc, đã khiến các nhà khoa học bối rối, thậm chí "nhận dạng nhầm" một thời gian dài cho đến khi một phân tích mới tìm ra các bằng chứng đột phá về phần mềm trên cơ thể sinh vật kỳ lạ.
Theo Science Alert, các hóa thạch kỳ lạ, trông như những con vật có xúc tu, đã được tìm thấy tại Trung Quốc và được phân loại là Bryozoans, một nhóm động vật cổ đại không xương sống nhỏ, có vỏ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự ổn thỏa thôi thúc nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Marin Smith từ Đại học Durham (Anh) tiếp tục nghiên cứu.
Cận cảnh mẫu vật bị nhận diện nhầm - (Ảnh: NATURE).
Họ đã tìm thấy một kho tàng hóa thạch của sinh vật bí ẩn này tại một vùng đồi ở phía Nam Trung Quốc, tách biệt với nơi khai quật được đồng loại của nó trước đó. Lần này họ đã may mắn khi tìm thấy các bằng chứng chưa từng có về phần mềm của sinh vật này.
Các phát hiện mới giúp "di dời" sinh vật bí ẩn một khoảng cách rất xa trên cây tiến hóa. Hóa ra nó không phải lớp động vật đầu tiên của Trái đất với thân thể như sinh vật ngoài hành tinh. Cơ thể nhiều xúc tu thật ra là cấu trúc không quá kỳ lạ của một loài... rong biển.
Dù vậy, đây vẫn là phát hiện cực kỳ quý giá bởi 500 triệu năm trước là thời điểm vô cùng quan trọng trong tiến trình tiến hóa của sự sống Trái đất.
Sinh vật vừa được mang danh pháp khoa học là Protomelission gateshousei, thuộc một nhóm gần với tảo xanh này nay là Dasycladales, là đại diện của lớp sinh vật đầy bí hiểm của kỷ Cambri (541 triệu đến 485 triệu năm trước), là giai đoạn bùng nổ sinh học của Trái đất.
Kỷ Cambri là kỷ đầu tiên của đại Cổ sinh, thuộc liên đại Hiển sinh, đánh dấu bằng việc hành tinh của chúng ta liên tục tạo ra những "bản thiết kế" kỳ lạ và đầy sáng tạo dành cho lớp động thực vật mới, thay thế một cách đột ngột và bùng nổ những sinh vật cấp thấp, đơn sơ của thời kỳ trước.
Một số mẫu cùng loài được khai quật - (Ảnh: NATURE)
Tuy hầu hết các loài này đã tuyệt diệt sau những lần đại tuyệt chủng nhưng chúng chính là những vị "thủy tổ" của muôn loài ngày nay, đặt nền móng quan trọng cho việc xây nên thế giới sinh học đa dạng của hành tinh.
Phát hiện mới này cũng loại bỏ giả thuyết rằng các loài Byozoans sớm nhất xuất hiện từ kỷ Cambri, giúp khôi phục giả thuyết khá vững chắc cũ về việc chúng là động vật thuộc về giai đoạn đầu kỷ Ordovic sau đó.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
