Danh sách 5 hành tinh có thể tìm thấy sự sống
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà thiên văn học đã xác nhận hơn 700 trong số hàng ngàn hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.
Ở những vùng đất xa lạ đó, có nơi thì quá nóng, chỗ khác lại quá lạnh để sự sống có thể tồn tại. Tuy vậy, qua quá trình nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng, nhóm chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sự sống ngoài Trái đất của Đại học Puerto Rico đã liệt kê một danh sách gồm 5 “ứng cử viên” sáng giá nhất cho khả năng xuất hiện và phát triển sự sống.
1. Gliese 581g
Tìm thấy vào tháng 9/2010, hành tinh đá này hiện vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học về sự tồn tại của nó. Nằm cách hệ Mặt trời khoảng 20 năm ánh sáng, Gliese 581g lớn gấp 2-3 lần Trái Đất và quay xung quanh ngôi sao mẹ là sao lùn đỏ Gliese 581 trong 30 ngày hoặc lâu hơn. Quỹ đạo này được đánh giá là thuộc khu vực “có thể sinh sống được” vì ở khoảng cách đó, nước vẫn giữ ở thể lỏng - môi trường thuận lợi để sự sống tồn tại và phát triển.
2. Gliese 667Cc
Phát hiện vào tháng 2/2012 vừa qua bởi cùng nhóm chuyên gia từng tìm thấy Gliese 581g, Gliese 667Cc xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Trái đất 22 ánh sáng năm ánh sáng và thuộc chòm sao Bọ cạp (Scorpius).
Gliese 667Cc được mệnh danh là “siêu Trái đất”, lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với hành tinh của chúng ta và hoàn thành một vòng quay trong 28 ngày. Các nhà khoa học cho rằng nước trên Gliese 667Cc khả năng cũng ở dạng lỏng như Gliese 581g và nhiệt độ bề mặt tương đương với nhiệt độ Trái đất. Ngoài ra, vì nằm trong hệ hành tinh 3 ngôi sao cho nên sẽ có ít nhất một hành tinh khác cũng xoay quanh Gliese 667C.
3. Kepler-22b
Kính thiên văn Kepler của NASA đã phát hiện ra Kepler-22b từ lâu nhưng tới tháng 12/2011 mới chính thức công bố. Đó là một siêu Trái đất có bán kính gấp khoảng 2,4 lần bán kính Trái Đất và nếu Kepler-22b cũng bị tác động bởi hiệu ứng nhà kính giống Trái đất thì nhiệt độ bề mặt trung bình của nó sẽ là khoảng 22 độ C, các nhà nghiên cứu cho biết. Kepler-22b cách hệ Mặt Trời khoảng 600 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao rất giống Mặt trời của chúng ta.
4. HD 85512b
Cũng được coi là một siêu Trái đất khác, HD 85512b lớn hơn Trái đất 3,6 lần, khoảng cách với hành tinh chúng ta là 35 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cánh Buồm (Vela). Các nhà thiên văn học đã công bố việc phát hiện HD 85512b trong tháng 9/2011. Ước tính nhiệt độ bề mặt trung bình của nó là 25 độ C.
5. Gliese 581d
Lớn gấp Trái đất khoảng 7 lần, Gliese 581d có quỹ đạo xa hơn 1 chút so với hành tinh anh em của nó là Gliese 581g. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2007, lúc đó nhiều nhà khoa học cho rằng nó quá lạnh để sự sống có khả năng tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về mô hình khí quyển đã gợi ý rằng hành tinh này hoàn toàn có thể ấm lên bởi quá trình tác động hiệu ứng nhà kính, từ đó hỗ trợ sự sống.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
