Đào được "kho báu" 7.000 năm rùng rợn nhất thế giới trong hang động ở Tây Ban Nha
Các món đồ cổ vừa được khai quật trong hang động ở Tây Ban Nha. Với niên đại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên, nó thực sự là kho báu, nhưng là một kho báu gây sốc.
Viết trên tạp chí khoa học PLOS One, nhóm nghiên cứu từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) và Đại học Cordoba (Tây Ban Nha) tiết lộ các món đồ cổ trong hang được làm bằng xương người, trong đó có chiếc cốc uống nước chế tác từ xương sọ.
Chiếc cốc bằng sọ người trong hang động Tây Ban Nha - (Ảnh: PLOS ONE).
"Cách con người đối xử và tương tác với hài cốt đồng loại - bao gồm việc thao túng, thu hồi và cải táng họ - có thể dạy chúng ta về khía cạnh văn hóa và xã hội của các quần thể trong quá khứ" - các tác giả cho biết.
Theo Live Science, "kho báu" rợn người trong hang động mang tên Marmoles được lấy từ 12 ngôi mộ cổ ngay bên trong hang, chứa hài cốt 7 người trưởng thành và 5 trẻ em. Hang động này đã được người tiền sử cư trú từ khoảng thiên niên kỷ thứ năm trước Công nguyên.
Hang Marmoles - (Ảnh: LIVE SCIENCE)
Các phân tích bằng kính hiển vi đã được thực hiện trên chiếc cốc sọ và cả các mảnh hài cốt khác trong mộ cổ, cho thấy dấu hiệu của tác động cố ý.
Ví dụ, chiếc cốc sọ người được tạo ra bằng cách làm vỡ nhiều xương ở các cạnh sọ, sau đó cạo kỹ để loại bỏ thịt. Nó cũng có dấu hiệu của việc được dùng để đựng đồ uống sau đó.
Những chiếc cốc bằng sọ người tương tự đã được tìm thấy tại một số địa điểm thời đại đồ đá mới khác ở miền Nam Tây Ban Nha.
Nhiều mảnh hài cốt khác trong hang cũng cho thấy hành động cạo thịt và cả lấy tủy trong xương, cho thấy hành vi ăn thịt người có thể đã diễn ra tại đây. Một số xương khác có thể đã được dùng như công cụ, vũ khí hoặc các nghi lễ.
Các nhà khoa học chỉ có thể xác định các bộ hài cốt được sử dụng sau khi nạn nhân chết, nhưng nguyên nhân vì sao vẫn chưa rõ. Có thể đó là một hành vi trả thù, chiếm hữu, cũng có khi là để tưởng nhớ.
Các xã hội cổ đại ở miền đất nay là Tây Ban Nha được biết đến là có niềm tin văn hóa rất phức tạp về thế giới bên kia.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
