Đào mộ cổ 9 ngàn năm, giật mình thấy thứ ngày nay rất thịnh hành

Tại các cuộc khai quật ở miền nam Trung Quốc, trong khu chôn cất có niên đại 9 nghìn năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một trong những bằng chứng lâu đời nhất thế giới về việc tiêu thụ bia - bình gốm có dấu vết bia. Bài báo được đăng trên tạp chí Plos One.

Trong một gò đất có hai bộ xương người trên bệ Qiaotou, các nhà nghiên cứu tìm thấy những chiếc bình gốm sơn trang trí bằng các hoa văn trừu tượng. Một số đồ gốm nhỏ có hình dạng tương tự như các bình uống nước vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Bảy trong số 20 chiếc bình được tìm thấy có hình dạng "Hủ bình", được sử dụng để uống rượu trong các giai đoạn lịch sử sau này.

Đào mộ cổ 9 ngàn năm, giật mình thấy thứ ngày nay rất thịnh hành
Các bình gốm từ gò Qiaotou.

Để xác nhận những chiếc bình này dùng để đựng rượu, các nhà khoa học phân tích dấu vết của tinh bột và phytoliths - những loại thực vật và nấm hóa thạch được thu thập từ bên trong chiếc bình. Kết quả cho thấy, các mẫu có chứa nấm mốc và nấm men vi sinh, tương ứng với các sản phẩm bia lên men, không xuất hiện tự nhiên trong đất hoặc các sản phẩm hữu cơ khác. Cũng tìm thấy trong các mẫu này là phytoliths từ trấu và các loại thực vật khác, mà theo các nhà khoa học, các nhà sản xuất bia cổ đại đã thêm vào như một chất lên men.

Theo các nhà nghiên cứu, đó là một thức uống lên men nhẹ, màu đục, vị ngọt, giống như thức uống lên men làm từ gạo hoặc thảo mộc Coix lacryma-jobi, thường được gọi là "nước mắt của Iovlev".

Các tác giả lưu ý nấm mốc được tìm thấy trong chậu Qiaotou rất giống với nấm mốc được tìm thấy trong nấm koji được sử dụng để làm rượu sake và các thức uống lên men gạo khác ở Đông Á.

Về mặt kỹ thuật, bia là loại đồ uống lên men được làm từ cây trồng thông qua quy trình chế biến gồm hai bước: đường hóa và lên men. Trong cả hai quá trình, nấm mốc đóng vai trò là tác nhân gây ra quá trình phản ứng hóa học.

"Chúng tôi không biết làm thế nào mà con người đến được nơi đó cách đây 9 nghìn năm, họ có thể nhận thấy theo thời gian, các hạt ngũ cốc trở nên ngọt và chắc hơn. Mặc dù người cổ đại không biết hóa sinh của quá trình lên men, nhưng họ đã đến với nó bằng cách thử và hiệu chỉnh", giám đốc nghiên cứu Jiajing Wang, phó giáo sư nhân chủng học, nói trong một thông cáo báo chí từ Đại học Durmouth.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Báu vật 2.000 năm từ thành cổ La Mã gây sốc vì quá... hiện đại

Báu vật 2.000 năm từ thành cổ La Mã gây sốc vì quá... hiện đại

Một vật dụng kỳ lạ được người La Mã cổ đại dùng để trang hoàng những sảnh tiệc xa hoa đã được khai quật tại Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 01/09/2021
Phát hiện mộ đá liên quan vua Arthur, lâu đời hơn bãi đá cổ Stonehenge

Phát hiện mộ đá liên quan vua Arthur, lâu đời hơn bãi đá cổ Stonehenge

Ngôi mộ đá bí ẩn ở miền Tây nước Anh, được gọi là đá Arthur vì có mối liên hệ với vua Arthur trong thần thoại.

Đăng ngày: 30/08/2021
Kẻ trộm mộ phát hiện bí mật về việc làm vô nhân tính bị chôn giấu dưới lòng đất của bậc minh quân

Kẻ trộm mộ phát hiện bí mật về việc làm vô nhân tính bị chôn giấu dưới lòng đất của bậc minh quân

Trong Dương Lăng ẩn chứa một bí mật kinh hãi khiến hình tượng một vị minh quân nhân đức của Hán Cảnh Đế hoàn toàn thay đổi.

Đăng ngày: 28/08/2021
Phát hiện khảo cổ học mới tiết lộ mắt xích còn thiếu quan trọng của nền văn minh Thục cổ

Phát hiện khảo cổ học mới tiết lộ mắt xích còn thiếu quan trọng của nền văn minh Thục cổ

Di chỉ làng Tê Viên được phát hiện ở khu Bì Đô, Thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, tiết lộ điểm mấu chốt của quá trình chuyển đổi từ văn hóa Thục sơ khai sang văn hóa Thục muộn.

Đăng ngày: 28/08/2021
Chán bắt ma túy, cảnh sát Brazil chuyển sang

Chán bắt ma túy, cảnh sát Brazil chuyển sang "săn" hóa thạch rồi phát hiện ra loài khủng long bay kỳ dị

Chắc hẳn trong ấn tượng của nhiều người thì cánh sát Brazil là lực lượng thường xuyên phải chiến đấu với ma túy, vũ khí bất hợp pháp và xã hội đen.

Đăng ngày: 28/08/2021
Phát hiện cá voi bốn chân kỳ dị 43 triệu năm tuổi

Phát hiện cá voi bốn chân kỳ dị 43 triệu năm tuổi

Con cá voi mới được phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng sống trong thời kỳ cá voi bắt đầu di chuyển từ đất liền ra biển.

Đăng ngày: 28/08/2021
Indonesia phát hiện ADN nguyên vẹn của người sống cách đây 7.200 năm

Indonesia phát hiện ADN nguyên vẹn của người sống cách đây 7.200 năm

Bộ xương của người săn bắn, hái lượm được tìm thấy trong hang động Leang Panninge, Indonesia đã làm sáng tỏ quá trình di cư của loài người cổ đại.

Đăng ngày: 27/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News