Đảo Socotra kỳ lạ
Nhìn từ xa như trong một bộ phim khoa học viễn tưởng, đảo Socotra bị tách rời khỏi lục địa châu Phi khoảng 6-7 triệu năm trước.
Đảo Socotra là ngôi nhà của khoảng 800 loài động thực vật quý hiếm, mà 1/3 trong số đó không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Socotra nằm ở Ấn Độ Dương, cách Somalia 250km, môi trường khắc nghiệt với bãi cát rộng, hang động đá vôi và núi cao chót vót. Khí hậu nóng và khô làm xuất hiện những loài thực vật rất khác lạ. Theo đó, chúng đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và thật đáng kinh ngạc khi có những loài đã phát triển từ 20 triệu năm trước.
Trong số này có cây máu rồng với tên khoa học Dracaena cinnabari với tán lá hình chiếc ô, nhựa màu đỏ như máu từng được sử dụng trong ma thuật thời Trung cổ. Cây hoa hồng sa mạc trên Socotra lại có thân hình củ hành rất kỳ lạ. Cư dân trên đảo còn dùng cây lô hội đặc biệt ở đây làm dược phẩm và mỹ phẩm.
Hòn đảo này được ví như Galapagos của Ấn Độ Dương, được coi là nơi xa lạ nhất trên trái đất. Đảo có chừng 40.000 cư dân, nhưng cách đây 2 năm mới có một con đường được xây dựng. Đảo Socotra có 3 loại hình địa lý: đồng bằng ven biển hẹp, một cao nguyên đá vôi và ngọn núi cao 1.500m, mới đây đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nó được cho là một phần của nước Cộng hòa Yemen nhưng tên Socotra lại gây tranh luận vì theo một số nhà khoa học, nó xuất phát từ tiếng Phạn nghĩa là hòn đảo hạnh phúc.
Trong số 140 loài chim ở đây thì có 10 loài chỉ sinh sống ở Socotra, ví dụ như chim sáo mỏ đá, chim tước mỏ lớn cánh vàng. Điều kỳ lạ là đảo Socotra không có động vật lưỡng cư.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
