Đáp án choáng váng về sự ra đời của công trình cự thạch Stonehenge 4.500 tuổi

4.500 năm trước, những con người thời tiền sử dựng nên một vòng tròn cự thạch Stonehenge đầy ma mị ở nơi là hạt Wiltshire, Anh Quốc ngày nay. Giới khoa học đã mất hàng thế kỷ để tìm ra ý nghĩa, mục đích xây dựng của thạch trận kỳ lạ này.

Theo Sci-News, trong một bài báo khoa học mới, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Timothy Darvill từ Đại học Bournemouth đã phân tích Stonehenge và nhận thấy rằng nó là một chiếc "máy tính thời đại đồ đá" được căn chỉnh chuẩn xác theo 8 vị trí cực đoan của Mặt trời và Mặt Trăng, với mục đích tính toán thời gian.

Đáp án choáng váng về sự ra đời của công trình cự thạch Stonehenge 4.500 tuổi
Công trình cự thạch Stonehenge.

Công trình cũng giúp hiện thực hóa lịch vạn niên, hoàn toàn trùng khớp với thời gian của một năm dương lịch ngày nay là 365,25 ngày.

Trong toàn bộ cấu trúc, một số khối sa thạch silic hóa được gọi là đá sarsen đã được thêm vào một cách cẩn thận và chúng chính là những dấu mốc để tính toán lịch vạn niên.

"Mỗi viên trong số 30 viên đá trong vòng tròn sarsen đại diện cho một ngày trong vòng 1 tháng, chia làm 3 tuần, mỗi tuần 10 ngày. Những viên đá khác biệt trong vòng tròn đánh dấu thời điểm bắt đầu mỗi tuần. Ngoài ra còn có một "tháng liên năm" gồm 5 ngày và 1 ngày nhuận sau mỗi 4 năm. Tháng liên năm được coi là những ngày của các vị thần" - giáo sư Darvill phân tích.

Đáp án choáng váng về sự ra đời của công trình cự thạch Stonehenge 4.500 tuổi
Bảng tóm tắt cách thức kết hợp số học của các nguyên tố sarsen tại Stonehenge để tạo ra lịch vạn niên - (Ảnh: Timothy Darvill)

Như vậy, Stonehenge đã được xây dựng như một quyển lịch chung giúp cư dân cổ đại trong vùng theo dõi được ngày, tuần, tháng và dự đoán các lần nhật thực.

Điều này cũng cho thấy dương lịch đã du nhập vào miền đất này theo chân một trong 2 nền văn hóa có lịch sớm hơn là Đông Địa Trung Hải (có dương lịch khoảng năm 3000 trước Công Nguyên) hoặc Ai Cập (có từ năm 2700 trước Công Nguyên). Stonehenge được xây dựng vào những năm 2500 trước Công Nguyên.

Trước đó, giới khoa học đã tìm thấy nhiều dấu tích sinh hoạt nghi lễ ở khu vực và đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau, mà phổ biến nhất là nơi thực hành nghi lễ.

Nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí Antiquity.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thêm một bí ẩn của ngôi đền thiêng Mexico thách thức giới khoa học

Thêm một bí ẩn của ngôi đền thiêng Mexico thách thức giới khoa học

Mới đây, các nhà khoa học Mexico lần đầu tiên phát hiện hóa thạch gần như hoàn chỉnh của một cá thể sao biển tại ngôi đền Aztec nổi tiếng thế giới ở thủ đô Mexico City.

Đăng ngày: 15/03/2022
Bí ẩn bộ xương người mẹ được tìm thấy vẫn còn địu con sau 4800 năm

Bí ẩn bộ xương người mẹ được tìm thấy vẫn còn địu con sau 4800 năm

Bức ảnh về bộ xương thời kỳ đồ đá của người mẹ đang ôm đứa con trong một ngôi mộ chung được khai quật đã lan truyền nhanh chóng và thu hút đông đảo các tổ chức.

Đăng ngày: 14/03/2022
Sinh vật giống cá sấu dài gần 6 mét từng bị chặt đầu dã man đến tuyệt chủng

Sinh vật giống cá sấu dài gần 6 mét từng bị chặt đầu dã man đến tuyệt chủng

Các bằng chứng hóa thạch phát hiện ra loài vật giống cá sấu có kích thước khổng lồ, nhiều khả năng là do các cuộc tấn công ác độc của con người.

Đăng ngày: 14/03/2022
Phát hiện nhiều ngôi nhà cổ 8.500 năm tuổi tại UAE

Phát hiện nhiều ngôi nhà cổ 8.500 năm tuổi tại UAE

Các nhà khảo cổ học của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã phát hiện ra nhiều ngôi nhà được cho là có tuổi đời lâu nhất từ trước đến nay tại nước này.

Đăng ngày: 13/03/2022
Các nhà khoa học nghiên cứu hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Các nhà khoa học nghiên cứu hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Các nhà khoa học Đan Mạch có thể đưa loài chuột dài 45 cm tuyệt chủng 120 năm trước trở lại bằng công nghệ CRISPR.

Đăng ngày: 12/03/2022
Không phải gà, đây mới là loài gia cầm đầu tiên được con người thuần hóa

Không phải gà, đây mới là loài gia cầm đầu tiên được con người thuần hóa

Một phát hiện mới cho thấy việc thuần hóa ngỗng đã có từ 7.000 năm trước, khiến chúng trở thành loài gia cầm được thuần hóa lâu đời nhất của con người.

Đăng ngày: 12/03/2022
Xác định được loài khủng long cổ xưa nhất ở châu Á

Xác định được loài khủng long cổ xưa nhất ở châu Á

Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc và Anh đã xác định được một loài khủng long mới thuộc chi khủng long phiến sừng (stegosaur) tại Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News