Đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng 70% số động vật hoang dã

Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/7 trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ, các đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng tới 70% số động vật hoang dã sinh sống tại khu vực lân cận.

Đập thủy điện ảnh hưởng xấu tới động vật hoang dã

Nghiên cứu dựa trên quan sát nhiều loài động vật hoang dã tại rừng mưa nhiệt đới Amazon, gần đập thủy điện Balbina của Brazil.


Ảnh minh họa. (Nguồn: ucsusa.org)

Đập này đã tạo ra một trong những hồ thủy điện lớn nhất thế giới là hồ Balbina bằng cách làm ngập nước một khu vực đất rừng và chia khu vực này thành 3.546 hòn đảo.

Trừ những hòn đảo lớn nhất, tại những hòn đảo còn lại, sự thay đổi cảnh quan đã khiến cho nhiều loài động vật có vú, các loài chim và rùa cạn bị tuyệt chủng trong hơn 26 năm qua.

Nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng sẽ có tới gần 3/4 số động vật hoang dã trong khu vực này bị biến mất do sự tồn tại của đập Balbina.

Cụ thể, theo một tác giả của nghiên cứu, ông Carlos Peres thuộc Đại học East Anglia (Anh), sẽ có hơn 70% trong tổng số 124.110 loài động vật hoang dã tại khu vực hồ Balbina bị tuyệt chủng.

Trong khi đó, ông Maira Benchimol thuộc Đại học Estadual de Santa Cruz (Brazil), chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết chỉ có 25 trong số 3.546 hòn đảo ở hồ này, những đảo có diện tích lớn hơn 475ha, được đánh giá là vẫn bảo tồn được hệ động vật đa dạng ban đầu.

Trong bối cảnh Brazil đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều đập thủy điện trong các năm tới, nhóm chuyên gia kêu gọi chính phủ cân nhắc tới kết quả nghiên cứu mới nhất này khi tiến hành đánh giá tác động tới môi trường của các công trình này.

Các nhà máy thủy điện thường sử dụng các đập thủy điện để tăng áp lực của các nguồn nước tự nhiên để sản xuất điện.

Những đập này từng được coi là một nguồn năng lượng sạch quan trọng do không đòi hỏi việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, song một loạt những cuộc nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy những đập trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngư nghiệp và các cộng đồng dân cư địa phương.

Các đập thủy điện cũng có nguy cơ làm tăng lượng khí thải methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác sinh ra từ thực vật bị thối rữa./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News