Đập trên sông Mekong đe dọa những loài cá lớn
Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) cảnh báo quần thể cá tra dầu, biểu tượng của sông Mekong, cùng một số loài cá lớn khác sẽ bị đẩy tới bờ tuyệt chủng nếu kế hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Mekong được thông qua.
Một con cá Tra dầu sông Mekong bị bắt. Ảnh: nature.org.vn.
Trong báo cáo có tên Dòng sông của những điều khổng lồ: Cá khổng lồ ở sông Mekong, WWF mô tả chi tiết về bốn loại cá khổng lồ sống ở vùng sông Mekong, đồng thời là bốn trong mười loại cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Chẳng hạn, với chiều dài bằng một nửa chiếc xe buýt và nặng tới 600 kg, cá đuối sông Mekong là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó cá tra dầu - loài động vật đã đi vào truyền thuyết và hiện bị đe dọa nghiêm trọng - đứng thứ ba trên thế giới với chiều dài tới 3 m và nặng 350 kg.
”Một loài cá với kích cỡ như cá tra dầu sông Mekong (Mekong Giant Catfish) sẽ không thể bơi qua được những rào chắn lớn như một con đập để tới được khu vực sinh sản ở thượng nguồn. Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh về số lượng trong tự nhiên của loài cá biểu tượng này" ông Roger Mollot, chuyên gia nghiên cứu sinh vật học nước ngọt của WWF Lào, cho biết.
Các nghiên cứu cho thấy vào mùa mưa loài cá tra dầu sông Mekong di cư theo dòng nước lũ từ hồ Tonle Sap ở phía tây Campuchia tới sông Mekong để phối giống ở vùng phía bắc Thái Lan và Lào.
Công trình thủy điện dự kiến xây dựng trên sông Mekong tại tỉnh Sayabouly, phía bắc Lào, là một sự đe dọa đối với sự sống còn của loài cá tra dầu trong tự nhiên của sông Mekong. Đập Sayabouly là đập thủy điện đầu tiên ở trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong được trải qua quy trình đánh giá tác động trước khi các quốc gia thành viên của Ủy ban sông Mekong đưa ra những khuyến cáo về việc có nên thông qua việc xây dựng đập hay không.
"Sông Mekong có nhiều loài cá khổng lồ sinh sống hơn bất kỳ con sông nào trên trái đất. Hiện tại, vùng hạ lưu sông Mekong vẫn là một dòng chảy tự do và đây là một cơ hội hiếm có cho việc bảo tồn các loài cá lớn quý hiếm. Tuy nhiên, chúng ta không còn nhiều thời gian" bà Đặng Thùy Trang, Điều phối viên Vùng Sinh thái sông Mekong, Chương trình WWF Greater Mekong phát biểu.
Tuy nhiên, các đập trên các dòng chảy chính của hạ lưu sông Mekong không chỉ tác động tới các loài cá lớn của sông, mà còn gia tăng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long (tên gọi sông Mekong ở Việt Nam), một trong những khu vực có năng suất thuỷ sản và nông nghiệp lớn nhất trên thế giới.
Việc xây dựng đập Sayabouly sẽ làm giảm lượng phù sa đi xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long, khiến khu vực này càng dễ phải hứng chịu những hậu quả xấu do tác động của biến đổi khí hậu như sự dâng lên của mực nước biển.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
