Đạt tốc độ ánh sáng, tàu vũ trụ sẽ bị hủy diệt
Nếu một con tàu vũ trụ bay với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng thì đó sẽ là con tàu tử thần đối với phi hành đoàn và chính con tàu sẽ bị huỷ diệt, một bài viết đăng trên Tạp chí New Scientist khẳng định.
Theo những kết quả tính toán của giáo sư William A. Edelstein, Trường ĐH John Hopkins, thủ phạm gây ra điều đáng sợ này là hidro trong khoảng không gian vũ trụ.
Nếu đạt đến tốc độ ánh sáng, tàu vũ trụ sẽ trở thành một con tàu tử thần.
Một tên lửa, để thâm nhập được vào trung tâm của dải Ngân Hà, nếu bay với tốc độ bằng 99,999998% tốc độ ánh sáng sẽ mất một khoảng thời gian chừng 10 năm. Trong mỗi mét khối không gian giữa các hành tinh có khoảng 2 nguyên tử hidro. Khi bề mặt của tên lửa va chạm vào hidro thì lực va đập lên tới 7 teraelectron-volt. Năng lượng đó tương đương với năng lượng va chạm của proton trong máy gia tốc lớn LHC, khi hoạt động hết công suất.
Ngoài ra, lớp tường bằng nhôm dày 10cm của con tàu vũ trụ giữ lại 1% các tia phóng xạ. Cho nên trong 1 giây, các nhà du hành vũ trụ phải tiếp nhận cường độ phóng xạ là 10.000 Sivert. Cường độ phóng xạ mạnh như vậy cũng huỷ hoại kết cấu của con tàu và tất cả những thiết bị điện tử trên đó.
Giáo sư Edelstein cho rằng, chính vì nguyên nhân này cho phép ta kết luận được rằng, không thể có người ngoài hành tinh ghé thăm Trái đất, cho dù trình độ công nghệ của họ có cao siêu đến đâu đi chăng nữa.
Kết quả công trình nghiên cứu của ông đã được trình bày trong buổi họp của Hội Vật lý Hoa Kỳ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
