Đau đầu chuyện an ninh vệ tinh

Từ rác vũ trụ cho đến sự xuất hiện của vũ khí diệt vệ tinh, vấn đề an toàn - an ninh không gian đang khiến nhiều bên lo ngại.

AFP hôm 24/5 dẫn thông báo của Cơ quan Không gian Ecuador (EXA) cho hay vệ tinh Pegaso của nước này đụng phải mảnh vỡ của một tên lửa đẩy S-14 do Liên Xô phóng lên hồi năm 1985. Vụ việc xảy ra vào khoảng 5 giờ 38 phút (giờ GMT) ngày 22/5 ở độ cao 1.500km bên trên bờ biển phía đông của Madagascar. Theo các kỹ sư của EXA, Pegaso, vệ tinh đầu tiên do Ecuador chế tạo đã hư hỏng và không thể tiếp tục truyền dữ liệu nhưng vẫn đang lơ lửng trong quỹ đạo. Vụ va chạm xảy ra chỉ vài tháng sau khi một vệ tinh Nga đụng phải rác vệ tinh Trung Quốc. Theo trang tin Space.com, ngày 22/1, một mảnh vỡ của vệ tinh Fengyun 1C đâm vào vệ tinh Blitz của Nga, gây hư hại nghiêm trọng.

Đau đầu chuyện an ninh vệ tinh
Hiện có khoảng 5.500 tấn rác trên quỹ đạo trái đất, bao gồm mảnh vỡ vệ tinh
Fengyun 1C bị bắn hạ hồi năm 2007 (Ảnh: NASA/Globoscope.ru)

Đáng chú ý, theo Đài tiếng nói nước Nga, Fengyun 1C bị phá hủy ở độ cao 850km hồi năm 2007 trong một cuộc thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh do Trung Quốc thực hiện. Khi đó, cuộc thử nghiệm được thực hiện từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, khiến Mỹ và một số nước khác phản đối mạnh mẽ. Mới đây, trang tin The Washington Free Beacon dẫn lời giới chức Mỹ cho rằng Trung Quốc ngày 13/5 lại thử nghiệm thêm một tên lửa diệt vệ tinh mới, cũng từ Tây Xương. Phía Trung Quốc thông báo tên lửa trên nhằm “đưa một thiết bị nghiên cứu từ trường khí quyển của trái đất vào quỹ đạo”. Tuy nhiên, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Monica Matoush tuyên bố: “Theo sự quan sát của chúng tôi, không có vệ tinh hay vật thể nào tách khỏi tên lửa để đi vào quỹ đạo”. Giới chức và chuyên gia Mỹ xác định đây là tên lửa Dong Ning-2 và Trung Quốc đang nỗ lực để nó có khả năng vươn đến độ cao 19.000 - 35.000km bên trên bề mặt trái đất. Khi đó, về lý thuyết, tên lửa Trung Quốc có thể đe dọa các vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ.

Nhiều nguy cơ

Space.com dẫn lời các chuyên gia ước tính hiện có 5.500 tấn rác với 370.000 mảnh ngập tràn không gian xung quanh trái đất, bao gồm tên lửa không còn sử dụng, vệ tinh chết và các mảnh vỡ phát sinh từ các vụ thử nghiệm vũ khí. Chúng có thể dẫn đến nguy cơ va chạm dây chuyền, đe dọa sinh mạng phi hành gia trên tàu không gian hoặc tại Trạm không gian quốc tế cũng như ảnh hưởng đến triển vọng của ngành du lịch không gian.

Nhằm tránh tạo ra thêm rác vũ trụ và ngăn ngừa chạy đua vũ trang trên không gian, nên đến nay, Mỹ và Nga đều đã từ bỏ các vụ thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh, theo Space.com. Tuy nhiên, tình hình có vẻ đang thay đổi sau các động thái của Trung Quốc. Hồi tháng 1, Hoàn Cầu thời báo đăng xã luận cho rằng Bắc Kinh cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu vũ khí tiêu diệt vệ tinh. Ngay sau đó, tờ The Indian Express nhận định Ấn Độ cũng cần tăng cường sức mạnh trong lĩnh vực này nếu không muốn bị đe dọa trong tương lai.

Về phần mình, sau cuộc phóng mới nhất của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng tuyên bố sẽ có một chương trình chế tạo vũ khí nhằm bảo vệ các vệ tinh viễn thông và tình báo của nước này, theo Reuters. Lầu Năm Góc không tiết lộ chi tiết mà chỉ cho biết việc đầu tư vào công nghệ nhằm bảo đảm an toàn cho các vệ tinh nằm trong ngân sách quốc phòng năm 2014.

Nga thì đang nghiên cứu hệ thống “dọn vệ sinh” có khả năng tháo dỡ những mảnh vỡ cỡ lớn khỏi các khu vực trọng yếu trong quỹ đạo gần trái đất cũng như cảnh báo tự động về những tình huống nghiêm trọng, theo RIA-Novosti. Gần đây, Tập đoàn Boeing cũng đã đề xuất ý tưởng loại bỏ vệ tinh chết và các mảnh vỡ khác bay quanh quỹ đạo trái đất bằng cách dùng một luồng khí đẩy chúng trở lại khí quyển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News