Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ của bê tông

Bê tông có vẻ không phải là một môi trường thích hợp cho sự sống. Tuy nhiên, vi khuẩn thực sự sống trong bê tông.

Một nghiên cứu mới do Đại học Delaware (Mỹ) dẫn đầu đã kiểm tra hệ vi sinh vật này. Họ đồng thời tìm hiểu cách vi sinh vật thay đổi theo thời gian và cách chúng ta có thể sử dụng chúng trong tương lai. Nhờ đó, theo dõi hoặc sửa chữa các khiếm khuyết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ của bê tông
Vi khuẩn có thể đã di chuyển từ môi trường, thấm qua các vết nứt bê tông.

Nhóm nghiên cứu đã chế tạo 40 trụ bê tông chia làm hai nhóm: Hỗn hợp tiêu chuẩn dễ xảy ra phản ứng kiềm - silica (ASR) làm phân hủy bê tông; Một loại được làm bằng tro bay có khả năng chống lại tình trạng phân hủy. Sau đó, chúng được để trên sân thượng trong khoảng hai năm, với các mẫu ADN được lấy sau mỗi sáu tuần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, sau khi những chất gây ô nhiễm từ phòng thí nghiệm được loại bỏ, có 50 - 60% vi khuẩn trong các mẫu thử đã di chuyển trên vật liệu như sỏi và cát. Vi khuẩn có thể đã di chuyển từ môi trường, thấm qua các vết nứt bê tông.

Nhìn chung, sự đa dạng của vi khuẩn trong bê tông giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, sự đa dạng đó được phục hồi nhẹ vào mùa hè. Song, nhiều câu hỏi đã được đặt ra từ nghiên cứu.

“Vi khuẩn đang ăn gì? Có thể chúng đang ăn xác của các vi khuẩn khác. Nếu không có gì để ăn, một số trong số chúng có thể hình thành bào tử hoặc loại tế bào ngủ đông và không làm gì cho đến khi trời mưa. Sau đó, ăn càng nhiều càng tốt và lại ngủ đông”, Julie Maresca - tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu rõ hơn về thế giới nhỏ bé này, nhưng những tác động tiềm ẩn có thể rất lớn. Nhóm nghiên cứu đã xác định được một số loại vi khuẩn dường như có liên quan đến phản ứng phân hủy, bao gồm: Arcobacter, Modestobacter, Salinicoccus, Rheinheimera, Lawsonella và Bryobacter.

Theo giả thuyết, một ngày nào đó, việc theo dõi những vi khuẩn này trong các cấu trúc bê tông như tòa nhà và cầu có thể được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ.

Về lâu dài, sự sinh sôi của vi khuẩn thậm chí có thể đóng vai trò tích cực trong việc sửa chữa thiệt hại. Một số có thể tạo ra canxi cacbonat với tác dụng vá các vết nứt. Tuy nhiên, không may là hiện tại, những vi khuẩn này không sống lâu trong bê tông.

Các nhà khoa học cho biết, tiếp tục nghiên cứu là việc cần thiết. Đồng thời, bước tiếp theo là phân tích ADN của các mẫu lấy từ cấu trúc bê tông trong thế giới thực.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ thiên thạch có thể mạnh gấp 2.000 lần bom nguyên tử

Vụ nổ thiên thạch có thể mạnh gấp 2.000 lần bom nguyên tử

Hố sâu 579 m là bằng chứng của một tiểu hành tinh đâm xuống Trái Đất theo phương thẳng đứng với tốc độ cực nhanh 49.000 năm trước.

Đăng ngày: 11/08/2021
Gương mặt trên bầu trời: Ảnh đám mây của nam sinh 14 tuổi khiến nhiều người “dựng tóc gáy”

Gương mặt trên bầu trời: Ảnh đám mây của nam sinh 14 tuổi khiến nhiều người “dựng tóc gáy”

Một “chuyên gia săn ảnh” 14 tuổi mới chụp được tấm ảnh đám mây ở ngay nơi mình sống, và giữa đám mây đó có một hình khuôn mặt rất dễ nhận ra.

Đăng ngày: 11/08/2021
Các cặp sinh đôi giống hệt nhau thì dấu vân tay có giống nhau hay không?

Các cặp sinh đôi giống hệt nhau thì dấu vân tay có giống nhau hay không?

Dấu vân tay của bạn chắc chắn là khác với mọi người trên Trái đất. Tuy nhiên, nếu bạn và người anh/chị/em của mình là một cặp song sinh thì dấu vân tay của 2 người liệu có giống nhau?

Đăng ngày: 11/08/2021
Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương

Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương

Một nhóm nghiên cứu ở miền bắc Trung Quốc gần đây đã phát triển vật liệu thủy tinh cứng nhất thế giới, có thể dễ dàng để lại vết xước sâu trên bề mặt kim cương.

Đăng ngày: 11/08/2021
Nhà vật lý học giải thích hành động

Nhà vật lý học giải thích hành động "vỗ vỗ" vào quả dưa hấu

Tại sao chỉ bằng cách vỗ tay vào vỏ ngoài của quả dưa hấu, chúng ta có thể biết được nó chín hay chưa?

Đăng ngày: 10/08/2021
Độc đáo ngôi làng trên cao, nơi người dân tự tay đào 1,2km đường hầm xuyên núi để xuống dưới xuôi

Độc đáo ngôi làng trên cao, nơi người dân tự tay đào 1,2km đường hầm xuyên núi để xuống dưới xuôi

Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Điều thú vị là đường hầm này được đào hoàn toàn bằng tay và các công cụ cơ bản như đục và búa.

Đăng ngày: 10/08/2021
Khám phá Cape Floral: Vương quốc hoa lửa

Khám phá Cape Floral: Vương quốc hoa lửa

Không như các khu vực tự nhiên khác trên thế giới, hệ sinh thái Cape Floral, Nam Phi phụ thuộc vào lửa.

Đăng ngày: 10/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News