Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ

Viêm não Nhật Bản có thể dẫn đến sốt, nhức đầu, rối loạn tâm thần, co thắt ở cổ và cột sống, yếu cơ.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Theo cảnh báo của chuyên gia, tháng 6 là thời điểm dịch viêm não Nhật Bản bùng phát mạnh mẽ nhất ở nước ta. Viêm não Nhật Bản là một bệnh nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong cao (thống kê thế giới, tỉ lệ tử vong lên đến 30%), nếu được điều trị khỏi, nguy cơ bệnh để lại các di chứng thần kinh vĩnh viễn cũng lên đến 30-50%. Các di chứng thần kinh phổ biến nhất bao gồm: trí tuệ sa sút, suy giảm nhận thức và khả năng ngôn ngữ, các vấn đề về tâm thần hoặc khả năng tái phát co giật.

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ
Bệnh viêm não Nhật bản hiện chưa có thuốc kháng virus.

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm não Nhật bản hiện chưa có thuốc kháng virus. Việc điều trị viêm não Nhật Bản chỉ là điều trị triệu chứng. Nhìn chung chăm sóc, điều trị bệnh nhân viêm não Nhật Bản rất vất vả. Mặc dù đã có phác đồ điều trị của Bộ Y tế, nhưng xử lý trong từng tình huống cụ thể như hôn mê, co giật lại tùy thuộc vào tình hình bệnh nhân và đòi hỏi các bác sĩ phải khẩn trương, dùng thuốc đúng liều…

“Có những trường hợp nặng bệnh nhân phải thở máy, khi đó cần có đội ngũ y tế túc trực 24/24, chi phí cũng rất tốn kém. Thậm chí, khi bệnh nhân đã tỉnh, tình trạng ổn định thì việc khắc phục di chứng để lại, điển hình như liệt, cũng không hề đơn giản” – Chuyên gia này nhấn mạnh.

Cũng theo Nguyên phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến hiệu quả điều trị đối với bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh nhân càng nhập viện sớm thì chữa càng dễ, bởi bệnh nhân càng co giật nhiều, càng hôn mê sâu thì hệ thần kinh bị tổn thương càng nghiêm trọng, khiến di chứng để lại càng nhiều.

Nhận biết các triệu chứng cảnh báo sớm viêm não Nhật Bản để điều trị kịp thời

Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 dấu hiệu điển hình nhất của viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Vũ Huy những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi và đến lúc này thì đã bị muộn: “Có những trường hợp viêm não ác tính thì chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân co giật hôn mê rồi ngừng thở, ngay cả thở máy lúc đấy cũng không còn hiệu quả, vì đã bị hoại tử não dẫn đến chết não”.

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ
Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 dấu hiệu điển hình nhất của viêm não Nhật Bản.

Do đó, để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, các gia đình cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nhất là trong cao điểm dịch như hiện nay. Nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt bất thường, cơn ho tăng đều lên;
  • Trẻ quấy khóc không có nguyên nhân rõ ràng;
  • Tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu;
  • Suy nhược toàn thân, nặng hơn là liệt nửa người.

Phòng ngừa viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo của chuyên gia

Đối với viêm não Nhật Bản, chủ động phòng ngừa bệnh là giải pháp tốt nhất. “Nước ta là một nước nhiệt đới. vì vậy, nhiễm trùng cũng như những bệnh truyền nhiễm do côn trùng là rất phổ biến. Vì vậy, mọi người cần phải có kế hoạch phòng bệnh” - PGS.TS Bùi Vũ Huy khuyến cáo.

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ
Cần tiêm đủ mũi theo chỉ định, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Dưới đây là 5 nguyên tắc để phòng viêm não Nhật Bản nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung, theo chỉ dẫn của chuyên gia:

  • Luôn chú ý nâng cao sức khỏe, ăn uống sinh hoạt đầy đủ, khám sức khỏe định kì, nếu có dấu hiệu bất thường nên kịp thời đến các cơ sở y tế.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đặc biệt là trong việc rửa tay.
  • Chủng ngừa đầy đủ các loại vắc xin. Cần tiêm đủ mũi theo chỉ định, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
  • Vệ sinh môi trường, diệt muỗi, áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa muỗi đốt.
  • Thường xuyên theo dõi hướng dẫn của Bộ y tế, cũng như các trung tâm y tế dự phòng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày

Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày

Acrylamide tưởng chừng là một cái tên lạ lẫm với chúng ta nhưng thực tế chúng ẩn náu xung quanh nhiều loại thực phẩm quen thuộc mà ta ăn hàng ngày, mỗi người đều nên tìm hiểu về nó để có biện pháp phòng bệnh cho đúng.

Đăng ngày: 12/06/2020
Uống nước đá có thực sự chữa khỏi viêm họng?

Uống nước đá có thực sự chữa khỏi viêm họng?

Uống nước đá là nguyên nhân gây viêm họng hay phương thuốc chữa căn bệnh dễ gặp trong những ngày nắng nóng này?

Đăng ngày: 12/06/2020
Phương pháp mới chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn

Phương pháp mới chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn

Các tế bào ung thư và vi khuẩn có hành vi khác hẳn khi chúng không chịu tác động của trọng trường Trái đất.

Đăng ngày: 10/06/2020
Hạt đậu giúp giảm đau dạ dày

Hạt đậu giúp giảm đau dạ dày

5 loại đậu gồm xanh, vàng, đen, đỏ, trắng rang chín, nghiền thành bột, pha uống mỗi ngày giúp ngăn ngừa và giảm đau dạ dày hiệu quả. - VnExpress

Đăng ngày: 10/06/2020
Ba loại quả màu tím bổ dưỡng trong ngày hè

Ba loại quả màu tím bổ dưỡng trong ngày hè

Măng cụt, nho tím, chanh leo là ba loại quả màu tím bổ dưỡng, tác dụng giải khát, thích hợp trong mùa hè.

Đăng ngày: 09/06/2020
7 loại quả là “đặc sản” của mùa hè và những lưu ý cực quan trọng khi ăn

7 loại quả là “đặc sản” của mùa hè và những lưu ý cực quan trọng khi ăn

Vào những ngày hè nóng bức, bạn cần tránh ăn nhiều 7 loại quả dưới đây để không gây nóng trong và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.

Đăng ngày: 07/06/2020
Những thực phẩm không nên dùng chung với cà chua

Những thực phẩm không nên dùng chung với cà chua

Cà chua là loại quả phổ biến, giàu chất dinh dưỡng, mà lại vô cùng ngon miệng. Mặc dù nó là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số điều “cấm kỵ” khi sử dụng, đặc biệt là không nên ăn chung với một số loại thực phẩm sau đây.

Đăng ngày: 06/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News