Dấu hiệu sinh tồn của Trái đất hiện tệ nhất trong lịch sử loài người?

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cảnh báo chúng ta về hậu quả của biến đổi khí hậu do hoạt động từ con người gây ra. Thế giới vừa chứng kiến một loạt kỷ lục liên quan đến thời tiết bị phá vỡ.

Ngày 24/10, một số nhà nghiên cứu chỉ ra trong một báo cáo đăng trên tạp chí Bioscience, Trái đất ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Dấu hiệu sinh tồn của Trái đất hiện tệ nhất trong lịch sử loài người?
Trái đất ngày càng tổn thương do biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa: Science et vie).

Trong số 35 dấu hiệu quan trọng của hành tinh, họ sử dụng để theo dõi cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra, có 20 dấu hiệu ở mức cực đoan. Mùa hè vừa qua, trên khắp thế giới đã chứng kiến một loạt kỷ lục liên quan đến khí hậu bị phá vỡ.

Nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ 

Nhiệt độ không khí toàn cầu, nhiệt độ đại dương và lượng băng biển ở Nam Cực tan đều vượt quá kỷ lục trước đó.

Cụ thể, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào ngày 7/7 là 17,24 độ C, cao hơn 0,3 độ C so với kỷ lục trước đó là 16,94 độ C, ghi nhận vào tháng 8/2016.

Vào ngày 8/8, chương trình Trung tâm Quan sát Trái đất châu Âu (Copernicus), xác nhận rằng tháng 7 là tháng nóng nhất từng được ghi nhận, kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Các nhà khoa học cảnh báo: "Chúng ta đang phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt chưa từng có". 

Một loạt vụ cháy rừng bất thường ở Canada trong mùa hè đã tạo ra lượng khí thải carbon dioxide lớn. Tổng cộng lượng khí thải này là 1 tỷ tấn, tương đương với tổng sản lượng hàng năm của Nhật Bản, quốc gia gây ô nhiễm lớn thứ năm trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu đưa ra lời kêu gọi điều chỉnh quỹ đạo hiện tại, biến đổi khí hậu đang trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết.

Thế giới cần chuyển đổi sang một nền kinh tế toàn cầu tập trung vào phúc lợi con người, giảm lượng phát thải khí CO2 vào môi trường, song song với nó là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng.

Nhóm nghiên cứu, nhớ lại 10% nguồn phát thải lớn nhất chịu trách nhiệm cho gần 50% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2019.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
El Nino gây ảnh hưởng nặng nề tới thời tiết bốn châu vào mùa đông

El Nino gây ảnh hưởng nặng nề tới thời tiết bốn châu vào mùa đông

Đỉnh điểm của hiện tượng El Nino xảy ra từ tháng 11 đến tháng 2/2024, nó sẽ tác động đến thời tiết của 4 châu lục, gây hậu quả khác nhau ở mỗi quốc gia.

Đăng ngày: 28/10/2023
Hồ nước hiếm hình thành ở Thung lũng Chết

Hồ nước hiếm hình thành ở Thung lũng Chết

Hai tháng sau trận mưa kỷ lục, một số khu vực thuộc Thung lũng Chết khô cằn trông giống ốc đảo với hồ nước và hoa dại.

Đăng ngày: 28/10/2023
Thế giới mất phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch

Thế giới mất phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch

Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cảnh báo, thế giới đang “không đạt được các tiến bộ hướng tới mục tiêu toàn cầu về rừng”.

Đăng ngày: 27/10/2023
Lốc xoáy có nguồn gốc từ đâu?

Lốc xoáy có nguồn gốc từ đâu?

Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh.

Đăng ngày: 27/10/2023
Miền Bắc nắng đẹp trước khi đón mưa lớn

Miền Bắc nắng đẹp trước khi đón mưa lớn

Hôm nay (26/10), các tỉnh miền Bắc nắng đẹp, trời ấm áp. Từ đêm mai (27/10), miền Bắc có thể đón mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Miền Trung hôm nay ít mưa.

Đăng ngày: 26/10/2023
Dùng lông gà để sản xuất năng lượng sạch

Dùng lông gà để sản xuất năng lượng sạch

Các nhà nghiên cứu tận dụng lông gà thải để tạo ra màng keratin hữu ích cho pin nhiên liệu hydro và quá trình điện phân.

Đăng ngày: 24/10/2023
Liên Hiệp Quốc cho biết: Có 2 tỉ tấn bụi xâm nhập khí quyển mỗi năm

Liên Hiệp Quốc cho biết: Có 2 tỉ tấn bụi xâm nhập khí quyển mỗi năm

Khoảng 2 tỉ tấn bụi xâm nhập bầu khí quyển mỗi năm, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí ở những khu vực cách xa hàng nghìn km.

Đăng ngày: 24/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News