Dấu hiệu về sự sống ngoài hành tinh... phun trúng tàu NASA?
Phân tích kho di sản của tàu thăm dò sao Thổ Cassini, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng đáng kể về một hệ thống y hệt các cấu trúc đã từng ươm mầm sự sống cho Trái đất.
Theo Science Alert, chiến binh sao Thổ đã tự sát năm 2017 của NASA trước đó đã thu thập được bằng chứng về silica bí ẩn, một kho báu thực sự mà mãi đến nay các nhà khoa học mới nhận ra.
Các hạt silica này không những trôi nổi trong Vành đại E của sao Thổ - vành đai thứ 2 từ ngoài vào - bên cạnh băng nước, amoniac và carbon dioxide, mà còn được phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng của mặt trăng sao Thổ khổng lồ Enceladus.
Cassini và Enceladus đang phun trào các vật liệu mang bằng chứng về khả năng sống được của mặt trăng sao Thổ - (Ảnh: NASA).
Từ lâu các nhà khoa học NASA đã tin rằng Enceladus có khả năng sở hữu một đại dương ngầm giàu sự sống và ấm áp bên dưới vỏ ngoài băng giá.
Mô hình phân tích mới chỉ ra chính sự nóng lên bên trong, từ lõi của mặt trăng, là yếu tố khả dĩ để tạo ra các dòng hải lưu vận chuyển các hạt silica. Các hạt này phải được đẩy ra từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu, đồng thời giải phóng nhiệt vào vùng nước xung quanh.
Lỗ thông thủy nhiệt không xa lạ với người Trái đất. Chúng được tìm thấy ở sâu thẳm dưới đáy các đại dương, trong đó các hệ thống vĩ đại nhất là ở Hawaii và Nam Cực. Nơi đó không chỉ duy trì một hệ sinh thái biển sâu phong phú, mà còn được cho là "chiếc nôi" của sự sống Trái đất, là nơi những mầm sống đầu tiên được hoài thai và nương náu trong đại dương cổ đại.
Vì vậy, bằng chứng về một hệ thống thủy nhiệt ngoài hành tinh cũng là bằng chứng gián tiếp về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Emily Hawkins từ Trường Đại học Loyola Marymount (Mỹ).
Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tìm kiếm sự sống trên Enceladus có thể dễ dàng hơn nhiều. Nếu có hệ thống thủy nhiệt và có sự sống, thì các vật liệu từ nó sẽ được phun ra tiếp tục, đủ để một tàu quỹ đạo hiện đại ghi nhận thay vì phải tốn kém hơn cho một tàu đổ bộ có khả năng khoan xuyên băng mà NASA đang lập kế hoạch.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Earth & Environment.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
