Đâu là điểm cuối của không gian?

Bên ngoài của vũ trụ thì có gì?

Bên trên bạn là bầu trời - hay còn gọi là tầng khí quyển, khoảng 20km cao hơn mặt đất. Lơ lửng trong bầu khi quyển là một hỗn hợp các phân tử khí nhỏ đến mức bạn có thể hít vào hàng triệu phân tử trong từng hơi thở.

Bên trên bầu khí quyển là không gian vũ trụ. Nó được gọi là không gian bởi nó có ít phân tử hơn, với nhiều khoảng trống giữa chúng.

Bạn đã bao giờ tự hỏi sẽ ra sao nếu bạn bay ra ngoài vũ trụ và cứ tiếp tục đi mãi? Bạn sẽ tìm thấy gì?

Đâu là điểm cuối của không gian?
Bên trên bầu khí quyển là không gian vũ trụ.

Các hành tinh, ngôi sao và các ngân hà

Khi bạn bắt đầu hành trình ra ngoài vũ trụ, bạn có thể thấy cảnh tượng Trái đất và các hành tinh quay xung quanh Mặt trời và một số sao băng, sao chổi.

Bạn có thể đã biết rằng Mặt trời chỉ là một ngôi sao cỡ vừa, nó trông lớn hơn và sáng hơn các vì sao khác chỉ vì nó ở gần chúng ta hơn. Để đến với ngôi sao gần nhất, bạn phải đi qua hàng tỉ cây số trong không gian. Nếu bạn đi trên con tàu thăm dò nhanh nhất mà NASA tạo ra, bạn vẫn sẽ mất hàng nghìn năm để tới đó.

Nếu coi các ngôi sao như những ngôi nhà thì ngân hà giống như một thành phố vậy. Các nhà khoa học ước tính có hơn 100 triệu ngôi sao trong dải ngân hà của chúng ta. Nếu bạn phóng rộng tầm mắt ra khỏi dải ngân hà này, 100 triệu ngôi sao sẽ đem lại cảnh tượng giống như ánh sáng từ thành phố nhìn từ trên máy bay.

Đâu là điểm cuối của không gian?
Khi bạn bắt đầu hành trình ra ngoài vũ trụ, bạn có thể thấy cảnh tượng Trái đất và các hành tinh quay xung quanh Mặt trời và một số sao băng, sao chổi.

Các nhà thiên văn học đã biết rằng, hầu hết các ngôi sao đều có các hành tinh quay xung quanh chúng. Nhiều hành tinh khá giống Trái đất và có thể là nhà với một dạng sống nào đó cũng đang thắc mắc liệu có ai khác ngoài vũ trụ kia không?

Bạn sẽ cần phải băng qua hàng tỉ cây số vũ trụ để tới một thiên hà khác. Phần lớn không gian bạn đi qua gần như là trống rỗng, với chỉ một vài phân tử trôi lạc và các hạt bí ẩn được tạm gọi là “vật chất tối”.

Sử dụng các kính thiên văn lớn, các nhà thiên văn học có thể quan sát hàng triệu thiên hà ngoài kia - trải dài ra mọi phía. Nếu bạn quan sát đủ lâu, qua hàng triệu năm, cảnh tượng sẽ trông giống như là không gian được “thêm” vào giữa các thiên hà. Bạn có thể tưởng tượng nhiều chấm nhỏ trên bề mặt một quả bóng bay đang được thổi ngày càng căng. Các chấm nhỏ ngày càng trở nên xa nhau, giống như các thiên hà.

Liệu vũ trụ có điểm kết?

Nếu bạn cứ tiếp tục di chuyển trong không gian, xa nhất có thể, liệu bạn mãi vẫn thấy mình đang đi ngang các thiên hà? Khi bạn bắt đầu hành trình ra ngoài vũ trụ, bạn có thể thấy cảnh tượng Trái đất và các hành tinh quay xung quanh Mặt trời và một số sao băng, sao chổi.vô hạn, mặc dù nó vẫn lớn hơn bất kì cách nào bạn tưởng tượng.

Cách này hay cách khác, bạn vẫn không thể chạm tới rìa ngoài của không gian. Các nhà khoa học ngày nay tin vũ trụ không có điểm kết - nơi mà mọi vật thể không còn tồn tại hay có một rào cản nào đó đánh dấu cái kết của vũ trụ.

Không ai có câu trả lời chắc chắn. Có lẽ chúng ta phải đợi các nhà khoa học tương lai trả lời câu hỏi này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tỷ phú Richard Brandson có thể bay vào vũ trụ trước tỷ phú Jeff Bezos

Tỷ phú Richard Brandson có thể bay vào vũ trụ trước tỷ phú Jeff Bezos

Richard Branson có thể đánh bại tỷ phú Jeff Bezos trong cuộc đua vào vũ trụ khi tham gia chuyến bay sắp tới của máy bay không gian VSS Unity hôm 11/7.

Đăng ngày: 03/07/2021
Đồng hồ nguyên tử chỉ lệch một giây sau 16 triệu năm

Đồng hồ nguyên tử chỉ lệch một giây sau 16 triệu năm

Các nhà nghiên cứu NASA báo cáo kết quả sau năm đầu tiên vận hành của Đồng hồ Nguyên tử Không gian sâu (DSAC).

Đăng ngày: 02/07/2021
Phát hiện

Phát hiện "hành tinh ma" nhiều nước gấp vài trăm lần Trái đất

Trong quá trình nghiên cứu hệ sao Nu2 Lupi với 2 hành tinh bí ẩn quay xung quanh, các nhà khoa học đã phát hiện một bóng ma bay ngang ngôi sao.

Đăng ngày: 02/07/2021
Tỷ phú Jeff Bezos sẽ bay vào vũ trụ cùng cụ bà 82 tuổi

Tỷ phú Jeff Bezos sẽ bay vào vũ trụ cùng cụ bà 82 tuổi

Bà Wally Funk, bạn đồng hành sắp tới của tỷ phú Bezos để bay vào vũ trụ, từng tham gia khóa đào tạo phi hành gia của NASA trong thập niên 1960.

Đăng ngày: 02/07/2021
NASA thử nghiệm công nghệ buồm Mặt trời

NASA thử nghiệm công nghệ buồm Mặt trời

Hệ thống buồm mặt trời composite (ACS3) của NASA sẽ triển khai cánh buồm lớn ngang một căn hộ từ vệ tinh siêu nhỏ lên quỹ đạo Trái đất giữa năm 2022.

Đăng ngày: 02/07/2021
Sự sống trên sao Kim nếu có thì sẽ như thế nào?

Sự sống trên sao Kim nếu có thì sẽ như thế nào?

Các nhà khoa học khẳng định nếu sự sống tồn tại trên sao Kim, nó sẽ không giống bất kỳ sinh vật nào từng gặp trên Trái đất.

Đăng ngày: 01/07/2021
Lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng dữ dội: Hố đen nuốt chửng sao neutron

Lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng dữ dội: Hố đen nuốt chửng sao neutron

Cách đây gần 1 tỷ năm, 2 vật thể dữ dội nhất trong vũ trụ đã chạm trán với nhau trong một vòng xoáy tử thần và một trong hai đã không thể sống sót.

Đăng ngày: 01/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News