Khám phá thực đơn 120 món của phi hành gia Trung Quốc trên trạm vũ trụ

Trong thời gian ở trên trạm vũ trụ, các phi hành gia Trung Quốc vẫn được thưởng thức các món ăn truyền thống quê nhà.

Tàu Thần Châu 12 đưa 3 phi hành gia Trung Quốc lên quỹ đạo thành công. Ba phi hành gia Trung Quốc gồm chỉ huy Nie Haisheng, 56 tuổi, Liu Boming 54 tuổi và Tang Hongbo 45 tuổi, sẽ hoạt động trên Trạm vũ trụ Thiên Cung trong thời gian tới.

Những video gửi về Trái đất cho thấy cuộc sống hàng ngày của các phi hành gia Trung Quốc trên Trạm vũ trụ. Ngoài làm việc, nghiên cứu các sứ mệnh trên trạm, việc ăn uống ngủ nghỉ của các phi hành gia nhận được nhiều sự quan tâm.


Có khoảng 6,8 tấn vật tư do tàu Thần Châu 12 đưa lên trạm vũ trụ.

Được biết, các phi hành gia Trung Quốc sẽ lựa chọn bữa ăn từ khoảng 120 món ăn trong thời gian 3 tháng hoạt động trên Trạm vũ trụ Thiên Cung

Trước đó, khoảng 6,8 tấn vật tư do tàu Thần Châu 12 đưa lên trạm vũ trụ có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau, bao gồm các loại trà, nước trái cây và cháo. Tàu vũ trụ cũng vận chuyển theo thiết bị làm mát để lưu trữ trái cây và rau quả tươi.

Nhiều năm qua, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển thực phẩm không gian cho các nhà du hành vũ trụ. Trong đó bao gồm khoảng hơn 100 món ăn để các phi hành gia sử dụng trong các nhiệm vụ dài ngày.

Thực phẩm thường ở dạng rắn, không có cương, chia thành miếng nhỏ. Thậm chí, nhiều món ăn được chuẩn bị để đáp ứng sở thích cá nhân của các phi hành gia. Một số món ăn của phi hành gia Trung Quốc như thịt lợn xé nhỏ sốt tỏi, thịt viên, gà Kung Pao, thịt bò tiêu đen, bắp cải muối và thịt lợn băm, cùng nhiều món khác tráng miệng như táo, kem.


Thực phẩm thường ở dạng rắn, không có cương, chia thành miếng nhỏ.

Huang Weifen, trưởng nhóm huấn luyện phi hành gia Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi có trang bị cho trạm vũ trụ một lò vi sóng vì vậy các phi hành gia có thể hâm nóng thức ăn. Họ có thể sử dụng thức ăn nóng bất cứ khi nào cần".

Các phi hành gia Trung Quốc cũng sử dụng các loại gia vị như sốt thịt lợn, sốt tiêu Tứ Xuyên để giúp điều chỉnh tình trạng có thể gặp đó là mất vị giác tạm thời trong thời gian sống ở môi trường không trọng lực.

Thức ăn dành cho phi hành gia không chỉ cân bằng dinh dưỡng mà điều quan trọng không kém đó chính là vấn đề thuận tiện cho người sử dụng trong môi trường ngoài Trái đất. Chính vì vậy, táo được lựa chọn thay cho cam để phi hành gia sử dựng trong không gian. Hàng chục quả táo được đưa lên trong chuyến hành trình của phi hành gia, táo không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn bảo quản được lâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News