Cuộc sống của phi hành gia Trung Quốc trên trạm Thiên Cung
Module lõi Thiên Hà được thiết kế để đem lại sự thoải mái tối đa cho các phi hành gia trong thời gian 3 tháng.
Ba phi hành gia bay trên tàu Thần Châu 12 của Trung Quốc và rời khỏi Trái đất và 8h22 ngày 17/6 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở rìa sa mạc Gobi. Chỉ huy Nie Haisheng cùng hai đồng nghiệp Liu Boming và Tang Hongbo đã trải qua bữa trưa trên tàu Thần Châu. Sau 6 giờ, họ tiến vào module lõi mang tên Thiên Hà của trạm vũ trụ đang xây dựng trên quỹ đạo khi tàu Thần Châu thực hiện thành công thao tác ghép nối.
Bộ ba phi hành gia Nie Haisheng, Liu Boming và Tang Hongbo trở thành những người đầu tiên tới trạm Thiên Cung. (Ảnh: Xinhua).
Trong suốt 3 tháng ở module Thiên Hà, các phi hành gia sẽ thực hiện hai chuyến đi bộ không gian. Trước buổi phóng, mỗi phi hành gia xách một chiếc hộp nhỏ hình chữ nhật. Theo các chuyên gia, đó là thiết bị cầm tay với nguồn điện và quạt để thông gió cho bộ đồ không gian của họ trước lúc tiến vào cabin tàu.
Trong khi nguyên mẫu phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc (ngừng hoạt động năm 2018), có không gian sinh hoạt chỉ 15m3, phi hành đoàn trên module Thiên Hà có thể hoạt động trong 110m3.
Theo People’s Daily, module Thiên Hà có 3 phòng ngủ và một phòng tắm, cùng với một máy chạy bộ và máy đạp xe để phi hành gia giữ gìn thể lực. Khu vực ăn uống bao gồm bếp nấu, vòi nước, thiết bị để làm nóng và cấp lạnh thức ăn, cũng như bàn gấp để phi hành gia ngồi ăn. Trong tủ có sẵn hơn 120 loại thức ăn dinh dưỡng với thời gian bảo quản dài.
Mỗi phi hành gia có một thiết bị đầu cuối cầm tay đi kèm ứng dụng để kiểm soát đèn trong khoang hoặc chuyển đổi giữa các chế độ làm việc, ngủ và luyện tập theo nhu cầu cá nhân. Khi tắm, các phi hành gia sẽ dùng súng phun để xịt nước. Để nằm ngủ, họ cần dùng túi ngủ, nhưng có thể nằm thay vì ngủ đứng.
Ngoài nhiệm vụ không gian, các phi hành gia còn phải tập luyện vai trò khác như tự cắt tóc cho nhau. Do các sợi tóc lơ lửng trong môi trường không trọng lực, bộ dụng cụ của họ bao gồm một thiết bị hút chân không để cố định tóc.
Cabin trong module Thiên Hà trang bị máy phát Wi-Fi giúp các phi hành gia duy trì liên lạc. Họ cũng sử dụng tai nghe để liên lạc với nhau và trung tâm chỉ huy trên Trái đất, nhưng mỗi người có kênh đàm thoại riêng để gọi cho gia đình.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
