Phi hành gia xem Euro 2020 như thế nào?

Thomas Pesquet, phi hành gia người Pháp vừa chia sẻ trên Twitter cá nhân khoảnh khắc xem giải đấu Euro 2020 ngoài trạm vũ trụ vào ngày 24/6.

Không giống hàng tỷ người trên Trái đất, phi hành gia là những fan bóng đá đặc biệt vì theo dõi Euro 2020 từ ngoài không gian. Dù điều kiện sinh hoạt trên ISS nhiều hạn chế, Thomas Pesquet vẫn tìm cách theo dõi và cổ vũ cho đội tuyển quê hương.

Điều này được minh chứng qua bức hình anh đăng lên mạng xã hội cá nhân của mình vào ngày 24/6 vừa qua. Trong ảnh, Thomas Pesquet đang ngồi lơ lửng trong con tàu vũ trụ và theo dõi trận đấu giữa Pháp và Bồ Đào Nha qua màn hình.

Phi hành gia xem Euro 2020 như thế nào?
Tư thế có một không hai của phi hành gia khi xem trận đấu Euro 2020. Ảnh: Thomas Pesquet.

Sau khi trận đấu kết thúc, Thomas Pesquet hào hứng chia sẻ lên mạng xã hội cá nhân của mình. Anh cho biết: "Chúng tôi đã rơi vào một bảng đấu khó, nhưng điều đó càng khiến các trận đấu trở nên thú vị hơn".

Ngoài ra, Pesquet cũng chia sẻ thêm về sự khác biệt lớn nhất giữa việc xem bóng đá ở Trái Đất và ngoài không gian là “bạn sẽ không phải nghe tiếng hô hào phấn khích từ phía hàng xóm”. Ngay sau khi đăng tải, bức hình đã nhận được hàng nghìn lượt thích cũng như bình luận đến từ cư dân mạng trên khắp thế giới.

Phi hành gia người Pháp này đã sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) kể từ tháng 4 cùng với 6 thành viên phi hành đoàn khác. Thomas Pesquet không phải là người đầu tiên được xem truyền hình trực tiếp trên trạm ISS. Vài năm trước, các phi hành gia người Mỹ cũng có dịp thưởng thức Super Bowl, trận tranh ngôi vô địch môn bóng bầu dục được quan tâm nhất nước Mỹ.

"Các phi hành gia làm việc trong trạm vũ trụ có thể yêu cầu bất kỳ chương trình truyền hình nào mà họ muốn xem. Các chương trình đó sẽ được liên kết lên máy tính cá nhân của họ. Về cơ bản thì kết nối rất nhanh chóng. Tuy nhiên, độ trễ có thể xảy ra không khác gì so với các chương trình chiếu trực tiếp khi xem ở nhà cả", đại diện NASA chia sẻ với The Atlantic.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hơn 40.000 virus mới trong ruột người

Phát hiện hơn 40.000 virus mới trong ruột người

Nghiên cứu mới có thể giúp phát triển các cách điều trị dựa vào thể thực khuẩn - loại virus chuyên tấn công vi khuẩn và vô hại với người.

Đăng ngày: 27/06/2021
Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Người xưa cho rằng những người chết vì treo cổ là những cái chết đau đớn nhất, linh hồn sẽ không được siêu thoát mà sẽ để lại oán khí và quậy phá người còn sống.

Đăng ngày: 25/06/2021
Loại bia đen kỳ dị được làm từ chất thải của ngỗng

Loại bia đen kỳ dị được làm từ chất thải của ngỗng

Ngoài những sản phẩm có chứa các thành phần nguyên liệu kỳ lạ khác, nhà máy bia ở Phần Lan còn chuẩn bị đưa ra thị trường món bia lạ làm từ... chất thải của ngỗng.

Đăng ngày: 25/06/2021
Ba tàu du lịch nối đuôi nhau

Ba tàu du lịch nối đuôi nhau "bay" ở ngoài khơi cộng hòa Síp

Ba tàu du lịch đã nối đuôi nhau “bay” trên bờ biển ngoài khơi Cyprus khiến nhiều người dân địa phương ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 25/06/2021
Top 7 điều ngộ nhận về an toàn hạt nhân

Top 7 điều ngộ nhận về an toàn hạt nhân

Năng lượng hạt nhân là một ngành khoa học phức tạp nên xuất hiện nhiều điều ngộ nhận về nó trong dư luận xã hội.

Đăng ngày: 25/06/2021
Ai là nhà khoa học hiện đại đầu tiên?

Ai là nhà khoa học hiện đại đầu tiên?

Để tìm ra nhà khoa học hiện đại đầu tiên, chúng ta dường như sẽ phải " du hành ngược thời gian" xa hơn và cần có nhiều căn cứ chứng thực.

Đăng ngày: 24/06/2021
Parigala - Lâu đài cổ tích huyền bí của Azerbaijan

Parigala - Lâu đài cổ tích huyền bí của Azerbaijan

Nằm dưới chân dãy núi Caucasus ở phía tây bắc Azerbaijan, Parigala ẩn mình trong vách đá gần như thẳng đứng, là công trình bí ẩn từ nhiều thế kỷ nay.

Đăng ngày: 24/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News