Đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người?

Đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và không ngừng tranh cãi nhằm xác định được đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người.

Thế nào là một thành phố cổ đại?

Các đô thị trên Trái đất được coi là đã bắt đầu hình thành từ khoảng 6.000 năm trước. Ở thời điểm đó, hàng nghìn người đã chen chúc nhau tạo nên những thành phố đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đến ngày nay, khoảng 4 tỷ người (hơn một nửa dân số thế giới) sống trong các đô thị. Điều này có nghĩa, chỉ trong vòng 6 thiên niên kỷ, cuộc sống đô thị đã lan rộng ra toàn cầu. Tuy vậy, việc xác định được đâu là thành phố đầu tiên của con người vẫn là tranh cãi của các nhà khoa học.

Câu trả lời cho vấn đề này có thể sẽ không bao giờ được giải quyết. Từ lâu, các nhà khảo cổ học đã tranh cãi rất gay gắt về những thành phố trong lịch sử. Họ hiện còn chưa thống nhất được định nghĩa thành phố cổ đại để phân biệt nó với các thị trấn nhỏ từ xa xưa.

Đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người?
Các đô thị trên Trái đất được coi là đã bắt đầu hình thành từ khoảng 6.000 năm trước.

Một số nhà nghiên cứu phân biệt thành phố cổ dựa trên quy mô và mật độ dân số. Nhiều người khác lại cho rằng thành phố phải có các tiện ích đô thị như tòa nhà công cộng, đền thờ, tường thành, khu dân cư và cơ sở hạ tầng. Dù phân biệt theo cách nào thì đến hiện nay khoa học vẫn chưa phân định được cụ thể một thành phố cổ đại sẽ có diện tích bao nhiêu, dân số thế nào, sự phức tạp của hệ thống dẫn nước và các tiện ích khác phải như thế nào.

Tuy nhiên, có lẽ những điều kể trên không quan trọng bằng việc xác định thành phố có mối quan hệ thế nào với những vùng đất xung quanh. Nhiều nhà khảo cổ học cho rằng theo định nghĩa, một thành phố sẽ nổi bật với tư cách là trung tâm dân cư và định cư lớn nhất với những vùng xung quanh. Khi đó, việc xác định thành phố phụ thuộc vào mức độ nổi bật của một địa điểm so với các khu định cư khác gần đó.

Vì vậy, hầu hết các nhà khảo cổ học hiện nay phân loại một địa điểm là thành phố cổ đại nếu nó hoạt động như một trung tâm của khu vực. Điều này dẫn đến việc một thành phố cổ đại có thể được hiểu nôm na là nơi có các điểm tham quan công cộng lớn, như rạp hát, đài tưởng niệm, chợ và là nơi cư trú của một phần đáng kể dân số trong khu vực (thường là 5.000 người trở lên với thời điểm trước năm 1 sau công nguyên).

Các đô thị đầu tiên

Ngay cả khi các học giả đồng ý về tiêu chí của một thành phố cổ đại thì những phức tạp nảy sinh về việc xác định niên đại của nó dựa trên tàn tích khảo cổ học lại nổi lên. Hầu hết các thành phố cổ đại đều dần dần phát triển từ các thị trấn quy mô nhỏ được hình thành trước đó. Giai đoạn đô thị hóa kéo dài thường chồng chéo lên nhiều địa điểm trong một khu vực nhất định khiến cho việc biết đâu là thành phố cổ đại đầu tiên của con người gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, thay vì việc tranh cãi đâu là thành phố đầu tiên thì các nhà khoa học lại hứng thú hơn với việc tìm hiểu về giai đoạn đô thị hóa kể trên. Họ muốn biết rằng tại sao những người cổ đại lại từ bỏ lối sống nông thôn hoặc du mục để tập trung vào các thành phố đông đúc.

Quá trình đô thị hóa này diễn ra ở các khu vực với những thời điểm khác nhau. Các thành phố bắt đầu mọc lên ở thung lũng Indus tại Pakistan và Ấn Độ cách ngày nay khoảng 4.000 năm trước; tại Trung Quốc khoảng 3.000 năm trước và tại Trung Mỹ khoảng 2.000 năm trước.

Đâu là thành phố đầu tiên trong lịch sử loài người?
Quá trình đô thị hóa này diễn ra ở các khu vực với những thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên, khu vực diễn ra đô thị hóa sớm nhất trên Trái đất là ở Trung Đông, cụ thể là vùng Lưỡng Hà cổ đại. Khoảng 10.000 năm trước, ngay sau khi bắt đầu canh tác, con người đã có những khu định cư với khoảng 2.000 - 3.000 cư dân ở vùng này. Khoảng 9.000 năm trước, vùng Çatalhöyük, nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đã có hàng nghìn ngôi nhà bằng gạch và các nguyên liệu khác. Thời điểm đó, vùng này không có các con phố to đẹp xen giữa những ngôi nhà, mọi người di chuyển bằng cách đi trên mái nhà và vào nhà bằng thang qua lỗ trên trần. Mặc dù những khu định cư này đặc biệt lớn vào thời đó nhưng chúng thiếu các đặc điểm khác của thành phố nên hầu hết các nhà khoa học phân loại chúng là thị trấn.

Tại Lưỡng Hà, những thành phố thực sự đầu tiên có lẽ xuất hiện từ năm 5.500 đến 3.800 trước công nguyên, trong thời kỳ đồ đồng. Nằm giữa sông Tigris và sông Euphrates ở Iraq ngày nay, địa điểm Uruk nổi lên như một trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo cho 40.000 cư dân. Tell Brak ở Syria cũng có những điểm nổi bật của một thành phố vào thời điểm đó. Nó có các di tích tôn giáo, các xưởng công nghiệp...

Ngày nay, cả hai thành phố này đều nằm trong đống đổ nát, tại những gò đất lớn và đầy bụi bặm. Trong thời kỳ đồ đồng, các thành phố khác ở Lưỡng Hà xuất hiện ngay sau Uruk và Tell Brak, gồm cả những nơi rất nổi tiếng cho đến ngày nay như Damascus và Jerusalem. Điều này dẫn đến việc đặt ra một câu hỏi khác: Danh hiệu "thành phố lâu đời nhất" nên dành cho những điểm đô thị đầu tiên hay những điểm tồn tại lâu nhất?

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Giường chống chuyện ấy" ở Olympic Tokyo chịu được trọng lượng 200kg

Mặc dù ban tổ chức đã thanh minh, tin đồn về " giường chống chuyện ấy" làm bằng giấy cactông ở làng vận động viên Olympic Tokyo vẫn khiến dân mạng bàn tán sôi nổi.

Đăng ngày: 23/07/2021
Điều gì xảy ra nếu khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa?

Điều gì xảy ra nếu khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa?

Nếu khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng giảm chỉ còn một nửa so với hiện nay, rất nhiều hiện tượng lạ, thiên tai sẽ đến với hành tinh của chúng ta và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đăng ngày: 22/07/2021
Top 7 kỷ lục rất khó phá tại Olympic Tokyo 2020

Top 7 kỷ lục rất khó phá tại Olympic Tokyo 2020

Kể từ lần đầu tiên được tổ chức năm 1896, một số vận động viên đã lập nên những kỷ lục đáng nể. Dưới đây là 7 kỷ lục rất khó bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020 .

Đăng ngày: 22/07/2021
Những

Những "Người từng trải" lật tẩy sự thật kinh hoàng về bím tóc thời nhà Thanh

Bím tóc " phiên bản đời thực" này có lẽ sẽ khiến nhiều người "ngã ngửa" khi biết sự thật!

Đăng ngày: 21/07/2021
Những điều kỳ bí về thánh địa bất khả xâm phạm của người Tây Tạng

Những điều kỳ bí về thánh địa bất khả xâm phạm của người Tây Tạng

Trên khắp thế giới nhân loại đều có truyền thống sùng bái thần thánh.

Đăng ngày: 21/07/2021
Bí ẩn bàn thờ đá Ai Cập cổ đại: Chỉ cần đổ nước lên

Bí ẩn bàn thờ đá Ai Cập cổ đại: Chỉ cần đổ nước lên "sinh khí" sẽ tràn đầy, người giàu tranh nhau mua

Chiếc bàn thờ đá này có đủ 'lễ vật' cho người đã khuất, điều đặc biệt là không phải ai cũng có thể sở hữu món đồ quý giá này!

Đăng ngày: 21/07/2021
Top 7 sự thật gây rùng mình về nhà vệ sinh thời xưa

Top 7 sự thật gây rùng mình về nhà vệ sinh thời xưa

Có nhiều điều mà người hiện đại không thể tưởng tượng được về nhà vệ sinh thời cổ, trong đó có những sự thật khiến chúng ta rùng mình.

Đăng ngày: 20/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News