Đấu trường La Mã lún 38cm
Đấu trường Colosseum có thể cần được can thiệp về cấu trúc tương tự như với tháp nghiêng Pisa, do phần phía nam lún sâu hơn cạnh phía bắc 38cm.
>>> Mưa tuyết kỷ lục đe dọa các di tích lịch sử Italy
Các nhà chức trách tin rằng "rung động mạnh" do mật độ giao thông cao, đặc biệt tại con đường đông đúc nhất của thành Rome có thể là "thủ phạm" khiến cạnh phía nam của đấu trường sụt lún. Họ nhận thức được độ nghiêng của đấu trường 2.000 năm tuổi từ một năm trước và đã giám sát chặt chẽ công trình này trong vài tháng nay.
Cạnh phía nam lún so với cạnh phía bắc của đấu trường 38cm.
Nhiều chuyên gia của trường đại học Sapienza và Viện Địa chất Môi trường và Địa kỹ thuật vừa được đề nghị tiến hành một cuộc nghiên cứu khẩn cấp để xác định nguyên nhân.
Giáo sư Giorgio Monti, khoa kỹ thuật kết cấu đại học Sapienza lo ngại có thể có một vết nứt trong nền móng của di tích. Theo ông Montin, nền móng bê tông của Colosseum là một vòng đệm bầu dục dày 13m và "có thể có một vết nứt gãy trong đó". Điều này giải thích vì sao cạnh phía bắc và nam không còn có liên kết ngang.
"Nếu nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận, chúng tôi đang xem xét với hai di tích lịch sử có cấu trúc riêng biệt, và khi đó, chúng sẽ phải cần được kết hợp lại", Telegraph dẫn lời Rossella Rea, giám đốc của Colosseum, một nhà khảo cổ học với kinh nghiệm gần 30 năm.
Bà Rea cũng đề xuất cần thực hiện công tác khôi phục giống như đã làm với Tháp nghiêng Pisa hơn một thập kỷ trước.
Tòa tháp có từ thế kỷ 12 bị đóng cửa với khách tham quan trong vòng 10 năm do những lo ngại về sự vững chắc của nó, và được mở cửa trở lại vào năm 2001 sau những nỗ lực "kéo thẳng" và gia cố nền móng của tháp.
"Giống như tháp nghiêng Pisa, chúng ta cần đánh giá các phương pháp tiếp cận tốt nhất, nhưng bất kỳ cuộc thảo luận nào hiện nay là quá sớm", bà Rea cho biết.
Người ta nhận thấy sự cần thiết của công tác khôi phục toàn diện đấu trường La Mã sau khi nhiều mảnh vụn gạch đá rơi từ công trình xuống trong vài năm qua. Đấu trường do hoàng đế Vespasian xây dựng năm 72 sau Công nguyên.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.
