Dấu vết khủng long hiếm có ở Bán đảo Ả-rập

Hơn hàng trăm dấu chân khủng long đã được phát hiện trên Bán đảo Ả-rập, nơi mà những hóa thạch tương tự là cực kỳ hiếm.

Dấu vết 150 triệu năm tuổi này thuộc ornithopods và sauropods – các loài ăn cỏ lớn hai chân và bốn chân – thuộc Yemen ngày nay.

Theo tác giả chính của công trình Anne Schulp, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Maastricht, Hà Lan, “Ngày đầu tiên tại địa điểm chúng tôi đã có được một đàn 11 con sauropods và trên một trăm dấu chân. Điều này cung cấp điểm dữ liệu đầu tiên, ít nhất là về mặt dấu vết từ nơi đây.”

Những dấu vết được phát hiện đầu tiên bởi Mohammed Al-Daheri, một nhà báo Yemeni, cách thủ đô San’a’ của Yemen 50km về phía bắc. Nhà báo này thông báo với Mohammed Al-Wosabi, nhà cổ sinh vật học tại ĐH San’a’. AL-Wosabi đã liên lạc với các đồng sự ở nước ngoài, bao gồm Schulp. Bà đã đến thăm vùng này vào tháng 12 năm 2006.

Cuộc dạo chơi thư thả

Những dấu chân này là một ví dụ tốt về hành vi bầy đàn dọc vùng đất bùn bằng phẳng gần bờ biển cuối kỷ Jura, kéo dài cách đây khoảng 200 đến 150 triệu năm.

Các nhà cổ sinh vật học cũng có thể suy luận kích cỡ, tuổi và tốc độ của sauropods dựa trên dấu chân của chúng. “Chúng ta có cả khủng long còn bé và đã trưởng thành – hoặc ít nhất là con lớn và con bé – trong cùng một đàn. Điều thú vị ở đây là chúng đang di chuyển cùng với nhau ở tốc độ tương đương – tựa như một buổi dạo chơi thư thả.”

Dấu vết khủng long hiếm có ở Bán đảo Ả-rập

Các dấu chân được phát hiện gần đây ở Yemen cho thấy một đàn khủng long ăn cỏ đang “dạo bộ” cách đây khoảng 150 triệu năm. Phát hiện hiếm có này làm dấy nên tranh luận vì hai loại khủng long ăn cỏ để lại dấu này – ornithopods và sauropods – được cho rằng không ở lẫn với nhau. (Ảnh: Nancy Stevens) 

Theo Martin Lockley, quản lý và giám đốc Bộ sưu tập dấu chân hóa thạch Denver, ĐH Colorado, người không tham gia vào công trình này “Dấu vết là một loại ảnh chụp – gần như một bộ phim về động vật sống – trong khi xương cho bạn biết về loài đã chết.”

Lockley cho rằng phát hiện này cũng “dấy lên những tranh cãi sinh thái”,“hiểu biết thông thường cho rằng hai loại khủng long ăn cỏ - ornithopods và sauropods –thường không cùng tồn tại.”

“Theo tôi đoán, điều này mở ra một biên giới mới.”

Công trình này xuất hiện trên tờ PLoS ONE.

Thay đổi giả thiết?

Ornithopods được cho là phát triển kích cỡ và số lượng vào thời Cretaceous, giai đoạn tiếp theo Jura và kéo dài cho đến cách đây 65 triệu năm. Nhưng phần lớn các dấu chân phát hiện ở Yemen cho thấy thay vào đó ornithopods đã xuất hiện sớm hơn mọi người vẫn nghĩ.

Theo Schulp “Nó khá lớn so với chuẩn cuối thời Jura, và nó cho chúng ta biết những loài khủng long ornithopod lớn có thể đã xuất hiện sớm hơn mọi người giả định cho đến hiện nay.”

Nancy Stevens, nhà cổ sinh vật học tại ĐH Ohio ở Athens, là đồng tác giả của công trình. Bà viết trong một email rằng “Phát hiện này mang tính khuyến khích ở điểm nó mang ý nghĩ là phát hiện đầu tiên trong những phát hiện mà chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện ở vùng này của bán đảo Ả-rập.”

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News