Đây chính là công nghệ quan trọng nhất tại Olympic

Nhiều môn thể thao quan trọng tại Olympic sẽ chẳng thể được tổ chức nếu thiếu đi công nghệ bấm giờ siêu chính xác của hãng đồng hồ Omega.

Tại kỳ Olympic hiện đại đầu tiên năm 1896, vận động viên Spyridon Louis người Hy Lạp đã chiến thắng bộ môn marathon với thời gian 2 giờ 58 phút 50 giây. Sau khi trọng tài cho khởi động, chiếc đồng hồ bấm giờ được gắn lên xe đạp rồi chạy trước Louis để ghi nhận kết quả.

Cho đến trước Olympic London 1948, việc quan sát và bấm đồng hồ đều do con người thực hiện. Tuy nhiên, may mắn là công nghệ tính thời gian tại Olympic đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong thế kỷ 20.

Ngày nay, con người không cần phải sử dụng đến những cách thủ công như dùng một sợi dây kéo ngang vạch về đích để phân định kết quả. Thay vào đó, máy đếm giờ lượng tử (Quantum Timer) đã có thể đo thời gian chính xác đến 1/1.000.000 giây.

"Trọng tài" công bằng nhất tại mỗi kỳ Olympic

Năm 2008, ở nội dung chung kết 100 m bơi bướm nam, màn so tài giữa huyền thoại Michael Phelps và Milorad Cavic đã kết thúc với cách biệt chỉ bằng một cái chớp mắt. Cụ thể, Phelps giành HCV thứ 7 nhờ thành tích 50,58 giây so với con số 50,59 của đối thủ.

Thậm chí khi được phỏng vấn, kình ngư người Mỹ thừa nhận nếu chỉ nhìn bằng mất thường, Cavic mới là người về đích trước.

Đây
Công nghệ hình ảnh xác định Phelps giành HCV ở nội dung chung kết 100 m bơi bướm nam tại Thế vận hội 2008.

Nếu không có một tổ hợp công nghệ rất tinh vi có thể ghi lại với tốc độ 100 khung hình mỗi giây, những cuộc tranh tài ở các môn thể thao tốc độ như bơi lội hay điền kinh sẽ khó có thể tổ chức tốt đẹp.

Ít ai hiểu rõ về tầm quan trọng của thời gian như Alain Zobrist, CEO của Swiss Timing. Swiss Timing cùng với Omega thuộc sở hữu của The Swatch Group. Zobrist là người chịu trách nhiệm đảm bảo các thiết bị đo thời gian cung cấp con số chính xác nhất trong Thế vận hội.

Chính sự theo đuổi sự hoàn hảo này đã gắn kết Omega với Thế vận hội trong nhiều năm và tạo ra một mối quan hệ đối tác kéo dài gần một thế kỷ.

Hãng đồng hồ Omega của Thụy Sĩ cung cấp đồng hồ bấm giờ thủ công cho Olympic từ năm 1932. Tại Olympic London 1948, hệ thống camera Magic Eye được áp dụng để xác định vận động viên về đích và ngừng đồng hồ.

Cách đếm giờ thủ công vẫn được sử dụng trong 20 năm tiếp theo. Mexico 1968 là kỳ Olympic đầu tiên hoàn toàn áp dụng hệ thống đếm giờ điện tử. Tuy nhiên, khoảng 45 đồng hồ bấm giờ thủ công vẫn được chuyển đến đề phòng hệ thống gặp sự cố.

Olympic Paris 2024 đánh dấu lần thứ 30 mà Omega trở thành đối tác tính giờ chính thức của Thế vận hội. Quan hệ đối tác này bao gồm việc sử dụng các thiết bị phức tạp, cảm biến, máy ảnh, hệ thống định vị cũng như vô số các cải tiến khác.

Đây chính là công nghệ quan trọng nhất tại Olympic
Đồng hồ đếm số vòng bơi hoàn thành.

Theo đại diện của Swiss Timing, toàn bộ phát minh đều được phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm. "Đối với bất kỳ thiết bị mới nào, quá trình phát triển có thể mất nhiều năm. Nó bắt đầu trong phòng thí nghiệm và trải qua nhiều vòng tinh chỉnh và thử nghiệm. Trước khi được sử dụng, công nghệ mới phải có sự chấp thuận nghiêm ngặt từ các tổ chức thể thao riêng lẻ", Zobrist nói.

Công nghệ định hình Olympic

Việc tính toán thời gian trong thể thao đỉnh cao yêu cầu mức độ chính xác rất cao, đặc biệt là trong bối cảnh thành tích của VĐV ngày càng được cải thiện.

Điều này cũng khiến Omega phải liên tục cải tiến công nghệ đếm giờ để tăng độ chính xác. Tại Olympic London 2012, hãng này giới thiệu máy đếm giờ lượng tử (Quantum Timer) có thể đo thời gian chính xác đến 1/1.000.000 giây.

Hệ thống đếm giờ của Omega tại Olympic được kết nối với camera Scan'O'Vision Myria, với khả năng chụp 10.000 hình ảnh/giây rồi gửi về ban giám sát để kiểm tra xem ai về đích trước.

Tại Paris, sẽ có 329 sự kiện với 32 môn thể thao khác nhau. Mỗi sự kiện đều đòi hỏi công nghệ và hiểu biết riêng.

“Thách thức lớn nhất của việc tính thời gian cho Thế vận hội Olympic là số lượng lớn các sự kiện và môn thể thao khác nhau. Các môn thể thao mới được thêm vào ở mỗi kỳ tổ chức, vì vậy công việc vẫn tiếp tục phát triển”, CEO của Swiss Timing nhận định.

Ngoài các thiết bị chụp ảnh kết thúc, Zobrist và nhóm của ông cũng làm việc với các thiết bị kiểm soát khâu xuất phát.

Việc phát hiện lỗi sai khi xuất phát cũng là một khía cạnh thiết yếu trong các môn thể thao tốc độ. Cụ thể, trong điền kinh, hệ thống của Omega đồng bộ với súng ra hiệu khởi động, cảm biến gắn trên bàn đạp để phát hiện vận động viên phạm luật nếu chạy sớm hơn 0,1 giây khi súng được bắn.

Đây chính là công nghệ quan trọng nhất tại Olympic
Súng ra hiệu khởi động, camera đồng bộ với hệ thống đếm giờ lượng tử của Omega được sử dụng tại các kỳ Olympic.

Không chỉ đếm giờ, công nghệ thị giác máy tính cũng là một cải tiến công nghệ được Omega đem đến các kỳ Thế vận hội gần đây.

Theo Zobrist, đội ngũ Omega đã khởi động quá trình nghiên cứu từ năm 2012 với mục đích phục vụ nhiều môn thể thao khác nhau.

Với môn bóng chuyền bãi biển, AI được dùng để nhận biết động tác đánh và chuyền, phân tích hướng bay của bóng.

Kết hợp với dữ liệu từ con quay hồi chuyển gắn trong trang phục của vận động viên, AI còn có thể đưa ra hướng chuyển động, độ cao bước nhảy và tốc độ di chuyển. Sau khi xử lý, thông tin được truyền đến bộ phận kỹ thuật để hiển thị trên truyền hình.

Trong môn thể dục dụng cụ, AI của Omega được áp dụng để kiểm tra độ chính xác của động tác. Trong môn bơi lội, công nghệ nhận diện hình ảnh có tác dụng đếm số lần sải chân của vận động viên, đo tốc độ và khoảng cách giữa các đối thủ.

Với môn đạp xe, cảm biến chuyển động được gắn trên khung xe để tính giờ xuất phát và về đích.

Không chỉ có thể xác định chính xác thời điểm thắng hay thua của một sự kiện, những dữ liệu này còn là một cách tuyệt vời để các VĐV và đội ngũ BHL phân tích thành tích của họ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lò phản ứng hút nước biển để sản xuất hydro trên tàu

Lò phản ứng hút nước biển để sản xuất hydro trên tàu

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển phương pháp mới để sản xuất nhiên liệu hydro với nước biển và bã cà phê.

Đăng ngày: 30/07/2024
Vật liệu mới cho thiết bị điện tử mang trên người

Vật liệu mới cho thiết bị điện tử mang trên người

Nghiên cứu về vật liệu nhựa dẻo nhẹ và linh hoạt có hiệu suất cao và có khả năng chuyển hóa từ nhiệt năng thành điện năng đã mở ra những tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực.

Đăng ngày: 29/07/2024
Thử nghiệm xe tự hành

Thử nghiệm xe tự hành "Made in Việt Nam" trên hệ thống giao thông công cộng

Những chuyến xe không người lái " Made in Việt Nam" Phenikaa lần đầu được vận hành thực nghiệm trên trục đường giữa Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương và Khu thương mại Hikari.

Đăng ngày: 29/07/2024
Xe VinFast VF8 không người lái chạy thử nghiệm trên đường phố Việt

Xe VinFast VF8 không người lái chạy thử nghiệm trên đường phố Việt

Cộng động mạng đang xôn xao về chiếc xe ô tô điện VinFast VF8 thử tính năng tự lái xe trên đường phố Việt Nam.

Đăng ngày: 27/07/2024
Thủy phi cơ không khí thải tầm hoạt động 600km

Thủy phi cơ không khí thải tầm hoạt động 600km

Mẫu thủy phi cơ không thải khí của JEKTA sử dụng hydro cho hành trình dài hoặc điện cho chuyến bay chặng ngắn.

Đăng ngày: 27/07/2024
Máy bay lai trực thăng tốc độ lên tới 418km/h

Máy bay lai trực thăng tốc độ lên tới 418km/h

Mẫu máy bay lai trực thăng Racer của Airbus đạt tốc độ hành trình 418km/h chưa đầy hai tháng sau chuyến bay đầu tiên, đánh dấu thành tựu lớn trong ngành hàng không.

Đăng ngày: 26/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News