Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.
Công ty Neuralink do ông Musk đồng sáng lập vào năm 2016 đã lên kế hoạch cấy thiết bị điện tử cho 11 người vào năm 2024 và tiếp tục thử nghiệm này cho đến năm 2030. Dự kiến khi đó sẽ có hơn 22.000 người được cấy chip vào não.
Vào tháng 3/2023, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối cấp phép cấy thiết bị điện tử cho Neuralink vì lo ngại dây dẫn nối với chip có thể nóng quá mức hoặc di chuyển không theo ý muốn bên trong vùng đầu. Nhưng mới đây, cơ quan này đã cấp phép cho Neuralink.
Từ tháng 9/2023, Neuralink bắt đầu tìm kiếm ứng viên là những người bị liệt tứ chi do chấn thương tủy sống. Công ty hy vọng sẽ phát triển được một thiết bị tạo ra dạng cộng sinh giữa con người và máy móc với ứng dụng ban đầu là giúp đỡ những người gặp vấn đề về thần kinh điều khiển, và xa hơn nữa là cho phép mọi người gửi tin nhắn hoặc chơi trò chơi chỉ bằng suy nghĩ mà không cần thao tác bằng tay.
Con chip sẽ nằm phía sau tai và có các dây dẫn nối với các điện cực tiếp xúc với não. (Ảnh: Neuralink/YouTube).
Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sẽ trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ để cắt một mảnh hộp sọ, tiếp theo là 25 phút để robot đưa thiết bị vào chỗ cắt mảnh sọ đó. Thiết bị siêu mỏng này có khoảng 64 sợi dây dẫn, mỗi sợi có đường kính bằng 1/14 đường kính 1 sợi tóc.
Trong cuộc cạnh tranh với các công ty khởi nghiệp khác chuyên về trí tuệ nhân tạo như Synchron và Onward, những công ty đã bắt đầu thí nghiệm trên cơ thể người, Neuralink tham vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu để bắt kịp với AI (trí tuệ nhân tạo) bởi theo hãng này thì trong tương lai, AI sẽ không còn thân thiện với con người nữa.
Trước khi thử nghiệm trên người, Neuralink đã thực hiện 155 cuộc phẫu thuật tương tự đối với nhiều động vật thí nghiệm, trong đó có lợn và khỉ. Các cuộc phẫu thuật này không chỉ do con người thực hiện mà còn có sự tham gia của robot. Định hướng của Neuralink là giảm dần sự tham gia của con người mà tới đây các cuộc phẫu thuật sẽ hoàn toàn do robot đảm nhiệm.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Chiếc máy tính mạnh nhất thế giới
Những hệ thống máy tính lượng tử với hàng trăm nghìn đến hàng triệu qubit đang được IBM, Google phát triển, dự kiến hoàn thành trong 10 năm tới.
