Đây chính là động cơ khiến cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền
Những chuyên gia về động vật biển có vú nghi ngờ cá voi sát thủ cảm thấy bị đe dọa nên chủ động tấn công tàu thuyền đi qua lãnh thổ của chúng.
Sau khi đánh giá video một số vụ tấn công, các nhà khoa học xác định thủ phạm là 2 - 3 con cá voi sát thủ trẻ tuổi. Họ nhận thấy hai con bị thương nặng. Điều đó có thể thúc đẩy hành vi của chúng. Giới nghiên cứu chưa rõ liệu chúng bị thương từ trước hay trong lúc va chạm với tàu thuyền, nhưng chúng có thể cảm thấy bị đe dọa.
Cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền liên tiếp ngoài khơi Tây Ban Nha. (Ảnh: SCMP).
"Đó không phải là hành vi báo thù. Chúng chỉ hành động như một biện pháp đề phòng. Có vẻ như cá voi sát thủ không có kế hoạch từ trước nhằm gây thiệt hại cho tàu thuyền. Theo chúng tôi suy đoán, bầy cá voi sát thủ không có chút xíu nào ý định tấn công con người", Alfredo López, giáo sư sinh vật học ở Viện điều phối nghiên cứu động vật biển có vú, cho biết.
Những báo cáo mới về cá voi sát thủ đâm vào tàu thuyền ngoài khơi Tây Ban Nha xuất hiện đầu tháng 9/2020. Trong khi đó, các vụ chạm trán bắt đầu từ đầu tháng 7/2020. Nhiều thủy thủ báo cáo cá voi sát thủ húc tàu thuyền của họ. Một con tàu của hải quân Tây Ban Nha bị mất bánh lái sau khi hứng đòn của vài con cá voi sát thủ. Graeme Walker, chủ du thuyền người Scotland, chia sẻ chiếc tàu của ông bị 3 con cá voi sát thủ bao vây và tấn công hôm 22/9. Justin Crowther, một thủy thủ người Anh được giải cứu sau vụ tấn công, cho biết sau khi cập bờ, anh nhận ra bầy cá voi sát thủ suýt làm lật du thuyền.
Cùng ngày, Bộ Giao thông Tây Ban Nha thông báo tàu thuyền có buồm với chiều dài nhỏ hơn 15 m bị cấm di chuyển giữa Cabo Prioriño Grande và Punta de Estaca de Bares, nơi các vụ tấn công xảy ra. Đây là một biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ thủy thủ đoàn và cá voi sát thủ. Theo López, dù số vụ cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền gia tăng, các trường hợp đụng độ vẫn tương đối hiếm gặp. Chỉ 20% trong số đó ghi nhận thiệt hại về tài sản.
Cá voi sát thủ (Orcinus orca) là động vật ăn thịt phân bố rộng rãi ở các đại dương trên thế giới. Khi trưởng thành chúng có thể nặng đến 6 tấn, dài 7 - 10 m. Chúng là loài đứng đầu chuỗi thức ăn và thường đi săn theo đàn. Con mồi của cá voi sát thủ vô cùng phong phú, gồm cá, chim cánh cụt, hải cẩu, sư tử biển, cá đuối, mực, chim biển, thậm chí cá voi và cá mập.

Loài động vật biển kỳ quái, chỉ cần phơi người ra nắng cũng có thể no căng bụng
Đây là một loài sinh vật biển hết sức kỳ lạ, chúng có thể no căng bụng bằng cách phơi mình dưới nắng.

Phát hiện loài giun ruy băng đầu tiên ở Caribean
Các nhà sinh vật học phát hiện một loài giun ruy băng chưa từng được biết đến dưới vùng biển ven đảo Bocas del Toro của Panama.

Những loài ốc biển chứa độc tố gây chết người
Theo Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, lượng độc tố trong ốc biển còn phụ thuộc vùng địa lý, mùa vụ.

Đói ăn, cá sống dưới đại dương phải nhảy lên bờ để săn mồi
Một số loài cá đang buộc phải thay đổi thói quen săn mồi khi đối mặt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt.

Có phải cá voi lưng gù là bá chủ đại dương?
Cá voi lưng gù có tên khoa học là Megaptera Novaeangliae. Đây là một loài cá voi tấm sừng hàm có kích thước lớn với chiều dài từ 12–16 mét và cân nặng khoảng 30-36 tấn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu lấp đầy rãnh đại dương sâu nhất thế giới bằng tất cả rác trên Trái đất?
Thay vì phương pháp tập kết rác rồi chôn lấp, hay xây dựng các lò đốt rác, việc đổ rác xuống nơi sâu nhất thế giới liệu có thực sự khả thi? Chúng ta sẽ sử dụng cách nào để vận chuyển rác xuống đó?
