Đây chính là lý do chúng ta đều thích "quẩy"

Các chuyên gia mới đây đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao rất nhiều người ham hố đi "quẩy" đến vậy?

Bạn có thích đi "quẩy" không? Thực ra đến một độ tuổi nào đó, đa số chúng ta sẽ trở nên rất hứng thú với những bữa tiệc tưng bừng, nhạc xập xình và... "heyyy".


Lên nào.

Tuy nhiên, tại sao chúng ta lại thích tiệc tùng? Và tại sao lại có người không thích? Thực ra, phải gần đây các nhà khoa học mới có được câu trả lời: đó là bản năng từ thời nguyên thủy của con người.

Cụ thể, Émile Durkheim - chuyên gia tâm lý học tiến hóa tại ĐH Montreal (Pháp) cho rằng tụ tập và di chuyển theo nhịp là cách để tổ tiên chúng ta kết nối, giao tiếp và sinh tồn trong quá khứ. Thói quen này đã tồn tại qua hàng ngàn năm, trở thành một lợi thế tiến hóa khá lớn.


"Quẩy" là bản năng của con người từ thời nguyên thủy.

Theo Durkheim, con người ta khi ở gần nhau dường như sẽ cảm nhận được một dạng "sóng điện" chạy qua người. Cảm giác này sau đó sẽ lan truyền qua những người "quẩy" cùng, tạo nên những cảm xúc phấn khích cho tập thể.

Ngoài ra, thói quen tiệc tùng một phần xuất phát từ các nghi lễ tôn giáo. Theo Dimitris Xygalatas - nhà nhân chủng học tại ĐH Connecticut (Mỹ), hầu hết các tôn giáo đều có người với khả năng điều khiển đám đông bằng các trải nghiệm phấn khích. Đó chính là các thầy phù thủy - những... DJ đại tài thời cổ đại.


Các thầy phù thủy ngày xưa chính là... DJ của những buổi tiệc.

Ngày nay, những quán bar, club hay tiệc tùng ngoài trời đều không thể thiếu DJ - những người phải có khả năng làm chủ bữa tiệc. Trước kia cũng vậy, thầy phù thủy, nhà sư... cũng có thể coi là DJ, vì xét cho cùng mục đích của cả 2 chỉ là đem lại cảm giác phấn khích cho buổi tiệc.

Trước kia, cũng có một vài nghiên cứu về vấn đề này. Vào năm 2006, các chuyên gia từ ĐH Reading cũng cho rằng tổ tiên của chúng ta không "quẩy" cho vui, mà còn để sinh tồn.

Đó là cách con người nguyên thủy hình thành những mối quan hệ, trở nên thân cận hơn và dễ đoàn kết để chống lại các thế lực khác. Để chứng minh, đội nghiên cứu đã phân tích gene của những vũ công nguyên thủy. Họ phát hiện ra rằng những người này có các gene liên quan đến khả năng giao tiếp xã hội ngày nay.


"Quẩy" là một trong những lợi thế tiến hóa.

Tóm lại, theo các nghiên cứu thì "quẩy" là một trong những lợi thế tiến hóa. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn buộc phải thích những bữa tiệc.

Nếu không thích, vẫn còn nhiều cách khác nữa để gia tăng các mối quan hệ xã hội. Quan trọng là bạn phải tự tin vào chính mình thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Đăng ngày: 21/04/2025
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Đăng ngày: 18/04/2025
5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

Thời xa xưa, việc dùng phép thuật, bùa chú, lời nguyện được phát triển khắp các nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng con được ghi chép thành những cuốn sách ma thuật lưu truyền qua các thế hệ. Dưới đây là 5 cuốn bản thảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới phép thuật cổ xưa.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News