Đây không phải ánh đèn đô thị đâu, mà chính là khí thải phát ra bởi con người
Đó không phải là ánh sáng của đèn đóm hiện đại, đó là sự ô nhiễm tới từ con người.
Nếu đứng từ Vũ trụ, dùng mắt thường để nhìn xuống Trái Đất, bạn sẽ khó có thể thấy dấu vết của khí thải phát ra từ việc tiêu thụ chất đốt. May mắn thay, Descartes Labs vừa công bố bản phân tích dữ liệu mới, cho bạn quan sát những gì mắt mình không nhìn thấy được.
Và kém may mắn thay, những hình ảnh đó khiến ta suy nghĩ về những gì nền công nghiệp, các phương tiện vẫn thải ra đường.
Những đường và các mảng màu bạc cho thấy việc thải nitro dioxide, loại khí gas thải ra từ hoạt động tiêu thụ chất đốt và cũng là thành phần gây nên mưa acid, sương khói độc hại và các bệnh liên quan tới phổi. Đúng là nitro dioxide có thể tới từ các nguồn tự nhiên, nhưng nguồn nhân tạo mới là thứ tạo nên những mảng màu bạc đáng lo ngại.
Nạn cháy rừng, đốt nương làm rẫy hay bất kỳ hạnh động đốt rơm rạ nào cũng góp phần khiến không khí ô nhiễm thêm.
Xe đốt xăng, các nhà máy đốt nhiên liệu, những thiết bị lớn nơi công trường đều có thể đẩy thêm nitro dioxide vào không khí. Nạn cháy rừng, đốt nương làm rẫy hay bất kỳ hạnh động đốt rơm rạ nào cũng góp phần khiến không khí ô nhiễm thêm. Nói một cách đơn giản, những điểm màu bạc trên bản đồ chỉ ra những nơi có hoạt động đốt đang diễn ra.
Dữ liệu có được từ vệ tinh Sentinel-5P, phóng lên không vào tháng mười năm 2017 với nhiệm vụ theo dõi bầu khí quyển Trái Đất. Nó là một phần của cụm vệ tinh phóng bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, mục đích chính là theo dõi mọi tiến trình tự nhiên trên Trái Đất. Những vệ tinh khác có nhiệm vụ theo dõi cây cối, nhiệt độ và có cả theo dõi vết nứt trên băng Nam Cực.
Bản đồ những đường bạc trên chỉ là một trong nhiều kết quả nghiên cứu Descartes Labs thu được. Để có được chúng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một tổ hợp dữ liệu, ghép từ từng ảnh riêng biệt đã được chụp suốt từ tháng Tám cho tới tháng Chín năm 2018. Những hình mờ bởi mây, những hình kém chất lượng sẽ bị lọc bỏ.
Đây là ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel-2. Những cột khói trên ảnh góp phần tạo nên những điểm bạc trong ảnh bên trên.
Nitro dioxide không tồn tại lâu trong khí quyển để bay được tới những khu vực khác, nên đa số lượng nitro dioxide sẽ đều lơ lửng ở chính nơi chúng được thải ra. Đó chính là những thành phố lớn, nơi lượng phương tiện giao thông tập trung nhiều. Thế nhưng vẫn có những điểm thải nitro dioxide làm bất ngờ các nhà nghiên cứu.
"Có những con tàu vượt đại dương, hay những thị trấn công nghiệp nằm giữa một vùng trống trải", Tim Wallace, trưởng ban thiết kế tại Descartes Labs nói.
Có vẻ như ở đâu có người, ở đó sẽ có ô nhiễm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
