Đây là âm thanh từ nhạc cụ 18.000 năm tuổi

Vỏ ốc xà cừ 18.000 năm tuổi chứng minh đời sống tinh thần phong phú của người cổ đại, thời kỳ đồ đá cũ.

Cách đây 18.000 năm, trong một hang động mà ngày nay là nước Pháp, ai đó đã bỏ lại một thứ quý giá: Chiếc vỏ ốc xà cừ. Nó không đơn giản chỉ là một chiếc vỏ ốc bình thường bởi vì phần đầu của chiếc vỏ, vốn là vị trí cứng nhất, đã bị cắt ra một cách có chủ đích, để có thể thổi hơi vào đó.

Ngoài ra, lớp vỏ ngoài lởm chởm cũng được gọt nhẵn đi, có lẽ để cho việc cầm nắm được dễ dàng hơn và trên đó còn in những dấu vân tay màu đỏ, nhòe nhoẹt, giống với màu sắc của một bức tranh trên vách một hang động, cách đó chỉ vài bước chân.

Vỏ ốc nói trên được phát hiện năm 1931 tại một hang động thuộc dãy núi Pyrenees. Nhưng tại thời điểm đó, các nhà khảo cổ chưa tìm ra ý nghĩa thực sự của nó: Một loại nhạc cụ được chế tác có chủ đích.

Mới đây, trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu từ một số trường đại học và viện bảo tàng ở Pháp đã sử dụng máy quét CT và các công nghệ hình ảnh khác, chứng minh rằng một người nào đó trong thời đại đồ đá cũ đã rất cẩn thận sửa đổi chiếc vỏ và biến nó thành một nhạc cụ cổ nhất từng được tìm thấy.

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn nhờ một nhạc sĩ chơi thử và tiết lộ những âm thanh đã không vang lên trong nhiều thiên niên kỷ.


Âm thanh tạo ra từ nhạc cụ vỏ ốc 18.000 năm tuổi.

Manh mối đầu tiên cho thấy chiếc vỏ ốc này thực sự là một dụng cụ là phần chóp bị gãy. Nếu bạn tìm thấy một chiếc vỏ ốc xà cừ trên bãi biển, bạn sẽ không thể bẻ nó bằng tay, bạn phải dùng đá để đập nếu muốn đưa không khí đi qua các khoang bên trong.

Trong ảnh chụp CT số 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy một lỗ thủng trên chóp. Ngoài ra, các nhà khoa học còn minh họa thêm một ống màu vàng, được cho có thể là một chiếc xương chim rỗng được gắn vào như một ống thổi.

Hình số 9 và 10 bên phải là một nhạc cụ bằng ốc xà cừ khác của New Zealand, với một ống thổi được lắp vào phần đỉnh bị vỡ. Các nhà nghiên cứu Pháp dự đoán rằng chiếc vỏ 18.000 năm tuổi này có cùng một phụ kiện.

Xung quanh phần miệng vỡ của chiếc vỏ là dấu vết của một loại nhựa hoặc sáp dính. Theo nhóm nghiên cứu, đó có thể là chất kết dính để dán phần ổng thổi vào vỏ ốc.

Đây là âm thanh từ nhạc cụ 18.000 năm tuổi
Hình ảnh CT cho thấy từng có một ống thổi gắn vào phần miệng vỏ ốc. (Ảnh: Wired).

Một bằng chứng tình cờ khác khi các nhà nghiên cứu yêu cầu một nhạc công thử chơi chiếc vỏ ốc, âm thanh thoát ra nghe giống với kèn trumpet hoặc trombone nhưng trầm hơn. Tuy nhiên, phần vỡ lởm chởm nơi tiếp xúc với môi người nhạc công đã làm anh ta bị đau, nhờ đó, các nhà nghiên cứu quả quyết rằng phải có một ống thổi để giúp việc chơi loại nhạc cụ này dễ dàng hơn.

“Nó rất bất thường và đã làm tổn thương môi anh ấy. Anh ấy không thể chơi tiếp vì quá đau đớn. Tại sao một người cổ đại lại bỏ công sửa đổi một chiếc vỏ ốc, để rồi phải chịu đau như thế nếu không có một chiếc ống thổi?”, một thành viên trong nhóm nói.

Về niên đại của nhạc cụ vỏ ốc, vì không thể phá vỡ nó để xác định bằng cacbon, các nhà khoa học dựa vào một hang động gần đó, cách nơi tìm thấy chiếc vỏ vài bước chân.

Vì cả chiếc vỏ và một bức tranh vẽ trong hang động nói trên đều in nhiều dấu tay có màu đỏ mờ giống nhau, họ xác định tất cả thuộc về một nhóm người cổ đại tại cùng một thời điểm.

Bằng việc phân tích tuổi của những vật dụng bên trong hang động như mẩu than và xương, nhóm nghiên cứu kết luận nhạc cụ vỏ ốc có niên đại khoảng 18.000 năm.

Đây là âm thanh từ nhạc cụ 18.000 năm tuổi

Đây là âm thanh từ nhạc cụ 18.000 năm tuổi
Dấu vân tay màu đỏ trên vỏ ốc và bức tranh trong một hang động gần đó. (Ảnh: Wired).

Phát hiện trên góp phần giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự phong phú của nền văn minh đồ đá cũ và đời sống tinh thần của người cổ đại sống cách đây nhiều thiên niên kỷ.

Nhà khảo cổ học April Nowell, Đại học Victoria, Australia, cho biết: “Họ có âm nhạc, nghệ thuật, dệt may, gốm sứ, họ là những người có đời sống sinh hoạt thực sự phong phú".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy kem dưỡng da 2.700 năm trong mộ quý tộc Trung Quốc

Tìm thấy kem dưỡng da 2.700 năm trong mộ quý tộc Trung Quốc

Những quý tộc cổ đại sử dụng mỹ phẩm làm từ chất béo động vật và một loại bùn đặc biệt trong hang động để dưỡng da mặt vào thời Xuân Thu Chiến quốc.

Đăng ngày: 12/02/2021
Công cụ đặc biệt của loài khủng long Protoceratops dùng để tán tỉnh bạn tình

Công cụ đặc biệt của loài khủng long Protoceratops dùng để tán tỉnh bạn tình

Protoceratops sống cách đây khoảng 70 triệu đến 74 triệu năm ở khu vực sa mạc Gobi, Mông Cổ ngày nay.

Đăng ngày: 10/02/2021
Bí ẩn hài cốt người đàn bà 1.800 tuổi nguyên vẹn giữa nghĩa trang hoả táng

Bí ẩn hài cốt người đàn bà 1.800 tuổi nguyên vẹn giữa nghĩa trang hoả táng

Trong quá trình khai quật nghĩa trang hỏa táng thời La Mã ở Ba Lan, các nhà khảo cổ kinh ngạc phát hiện những phần hài cốt nguyên vẹn đến khó tin.

Đăng ngày: 09/02/2021
Đào hầm, phát hiện hài cốt 4.500 tuổi an nghỉ trong chiếc nồi

Đào hầm, phát hiện hài cốt 4.500 tuổi an nghỉ trong chiếc nồi

2 ngôi mộ cổ kỳ lạ chưa hài cốt người và nhiều cổ vật giá trị đã tình cờ được khám phá bởi các trong quá trình khảo sát địa điểm xây dựng hầm đường bộ ở Anh.

Đăng ngày: 09/02/2021
234 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài 2 triệu năm - Cảnh giác với thảm họa lặp lại!

234 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài 2 triệu năm - Cảnh giác với thảm họa lặp lại!

234 triệu năm trước, thiên nhiên đã tạo ra một lượng mưa liên tục kéo dài trong 2 triệu năm. Sự kiện này châm ngòi cho cuộc đại tuyệt chủng lần thứ ba và kéo theo sự trỗi dậy của loài khủng long.

Đăng ngày: 08/02/2021
Khai quật khúc xương hóa thạch nặng 30 kg của voi tiền sử

Khai quật khúc xương hóa thạch nặng 30 kg của voi tiền sử

Các nhà sưu tầm hóa thạch nghiệp dư tìm thấy một khúc xương voi khổng lồ có thể lên tới 125.000 năm tuổi trên hòn đảo lớn nhất của Anh.

Đăng ngày: 07/02/2021
Ngư dân nghèo nhặt được ngọc màu cam hiếm có, được trả giá tới 7,6 tỷ đồng

Ngư dân nghèo nhặt được ngọc màu cam hiếm có, được trả giá tới 7,6 tỷ đồng

Gia đình một ngư dân Thái Lan tên là Hatchai Niyomdecha đang chờ người mua một viên ngọc Melo màu cam hiếm có mà họ nhặt được trên bãi biển.

Đăng ngày: 06/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News