Đây là lý do mà tiểu băng hà - thời kỳ khiến Tây Âu chìm trong giá lạnh suốt hàng trăm năm

Núi lửa phun đã khiến nhiệt độ Trái đất giảm mạnh. Nhưng lý do nó kéo dài đến cả trăm năm thì khác.

Vào khoảng từ thế kỉ 14 đến 19, nhiệt độ mùa đông đột nhiên giảm mạnh một cách bất thường, khiến cả vùng Tây Âu chìm trong lạnh giá. Giai đoạn này được gọi là kỳ Tiểu băng hà. Tuy nhiên bạn có biết nguyên nhân của nó là gì không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Colorado-Boulder (Mỹ), Tiểu băng hà bắt đầu đột ngột từ khoảng cuối thế kỉ 13, giữa những năm 1275 và 1300. Họ quan sát thấy nhiều loài thực vật và các mẫu trầm tích có nhiều dấu hiệu của việc tiếp xúc với khí hậu lạnh bất thường.

Các sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian này chỉ ra rằng có bốn núi lửa tại vùng Tây Âu đã phun trào dữ dội. Tro từ những đợt phun trào này làm cho không khí đặc lại, che lấp đi ánh sáng Mặt trời.

Đây là lý do mà tiểu băng hà - thời kỳ khiến Tây Âu chìm trong giá lạnh suốt hàng trăm năm
Thời kỳ tiểu băng hà, nhiệt độ giảm mạnh đột ngột khiến cả Tây Âu chìm trong lạnh giá.

Cùng lúc đó, các loại khí tỏa ra từ miệng núi lửa cũng khiến cho nhiệt độ giảm thấp hơn. Và dường như đây là lý do chính gây ra hiện tượng Tiểu kỉ băng hà.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tại sao nó kéo dài lâu đến như vậy?

Câu trả lời có lẽ nằm ở những sự kiện diễn ra sau đó.

Núi lửa phun trào khiến cho nhiệt độ tăng đột ngột, và làm băng ở Bắc Cực tan chảy. Lượng nước này loãng hơn nước biển, vì thế sẽ đọng ở bề mặt đại dương chứ không hòa lẫn với nước mặn ở dưới sâu hơn.

Đây là lý do mà tiểu băng hà - thời kỳ khiến Tây Âu chìm trong giá lạnh suốt hàng trăm năm
Những ngọn núi đột ngột phun trào.

Nhưng đồng thời, sự kiện này cũng làm chậm vận tốc của những dòng biển nóng từ xích đạo ngược lên phía Bắc, từ đó làm nước biển lạnh hơn. Đây được coi là lý do khiến nhiệt độ giảm trong một khoảng thời gian dài đến vậy.

Mặt trời cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong khoảng thời gian 1645 - 1715, người ta ghi nhận có rất ít hoặc thậm chí là không có những vết đen trên Mặt trời.

Vết đen thì liên quan gì tới nhiệt độ? Đó là những khu vực có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chung trên của Mặt trời. Nhưng dù có nhiệt độ thấp, chúng lại được bao phủ bởi một vành đai phát ra tia cực tím rất mạnh. Điều này có nghĩa là những vết đen đó khiến cho lượng ánh sáng cũng như nhiệt độ mà Trái đất phải nhận cao hơn.

Đây là lý do mà tiểu băng hà - thời kỳ khiến Tây Âu chìm trong giá lạnh suốt hàng trăm năm
Vết đen trên Mặt trời.

Điều này có nghĩa rằng khi những vết đen này biến mất, nhiệt độ sẽ giảm đi. Kết hợp với các yếu tố như núi lửa phun trào và băng tan, và chúng ta có một thời kỳ Tiểu băng hà kéo dài hàng trăm năm.

Mãi đến thế kỉ 19, khi Cách mạng Công nghiệp diễn ra, giai đoạn Tiểu kỉ băng hà này mới kết thúc và nhiệt độ tăng trở lại. Tất cả cũng "nhờ" lượng khí thải khổng lồ mà con người đã tạo ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bí mật nửa triệu năm làm thay đổi lịch sử loài người

Phát hiện bí mật nửa triệu năm làm thay đổi lịch sử loài người

Nhóm khảo cổ đa quốc gia dẫn đầu bởi nhà khoa học Richard Owen, đến từ Đại học Baptist Hong Kong, vừa giải mã được bí mật thú vị liên quan đến cội nguồn con người hiện đại.

Đăng ngày: 11/10/2018
Trung Quốc: Đào đất xây dựng, phát hiện hàng loạt trứng khủng long 145 triệu năm

Trung Quốc: Đào đất xây dựng, phát hiện hàng loạt trứng khủng long 145 triệu năm

Theo báo địa phương Zhezhong News, những quả trứng khổng lồ được một đội công nhân đào đất phát hiện ở thị xã Nghĩa Ô thứ 5 tuần trước.

Đăng ngày: 11/10/2018
Mẩu xương 115.000 năm của bé gái bị chim tiền sử ăn thịt

Mẩu xương 115.000 năm của bé gái bị chim tiền sử ăn thịt

Các nhà khoa học phát hiện xương của một đứa trẻ người Neanderthal bị chim khổng lồ ăn thịt. Những đoạn xương tay dường như thuộc về bé gái 5 - 7 tuổi.

Đăng ngày: 11/10/2018
Phát hiện vết tích thành phố Atlantis huyền thoại

Phát hiện vết tích thành phố Atlantis huyền thoại

Nhà sử gia người Anh Matt Sibson tuyên bố tìm thấy tàn tích của thành phố Atlantis huyền thoại ở hòn đảo Frisland, ngoài khơi Iceland, Sputniknews đưa tin.

Đăng ngày: 09/10/2018
Người Neanderthal ngăn nhân loại khỏi bị bệnh cúm xóa sổ bằng cách nào?

Người Neanderthal ngăn nhân loại khỏi bị bệnh cúm xóa sổ bằng cách nào?

Các nhà khoa học đến từ Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng những cuộc hẹn hò cổ đại đã dẫn tới sự tráo đổi ADN quan trọng bảo vệ loài người khỏi bệnh tật sau khi họ rời châu Phi.

Đăng ngày: 09/10/2018
Ngắm xác ướp “công chúa mỉm cười” quyến rũ nhất thế giới

Ngắm xác ướp “công chúa mỉm cười” quyến rũ nhất thế giới

Nghĩa trang Xiaohe nằm trong sa mạc Taklamakan ở tây bắc Trung Quốc nổi tiếng thế giới với hàng trăm xác ướp bí ẩn.

Đăng ngày: 09/10/2018
Bé gái 8 tuổi tìm thấy thanh kiếm 1.500 năm tuổi

Bé gái 8 tuổi tìm thấy thanh kiếm 1.500 năm tuổi

Trong lúc bơi ở hồ Vidöstern tại Thụy Điển, một bé gái 8 tuổi đã phát hiện thanh kiếm bằng sắt thời tiền Viking.

Đăng ngày: 05/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News