Phát hiện vết đen "quái vật" trên Mặt trời đe dọa Trái đất
Những vết đen lớn xuất hiện trên Mặt trời có đường kính gấp 10 lần đường kính Trái đất được cảnh báo có thể gây ra cơn bão từ trường mạnh.
>>> Phát hiện một vết đen dài 800.000km trên Mặt trời
Nếu tuần trước các nhà thiên văn học háo hức đón chờ được chiêm ngưỡng hiện tượng Nhật thực một phần thì sang tuần này, các chuyên gia lại lo ngại khi phát hiện vết đen lớn trên Mặt trời, báo hiệu một trận bão từ lớn có thể đổ bộ xuống Trái đất trong thời gian tới.
Theo đó, các chuyên gia đã phát hiện được ký hiệu là AR 2192 xuất hiện ở phía Đông của Mặt trời vào ngày 17/10. Vết đen này có đường kính khoảng 87.000 dặm (140.000km - gấp khoảng 10 lần đường kính Trái đất) - một kích thước "quái vật".
Vết đen Mặt trời này lớn đến độ các nhà thiên văn nghiệp dư có thể quan sát nó bằng những loại kính viễn vọng thông thường. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo, kính thiên văn sử dụng để ngắm những vệt đen Mặt trời cần có bộ lọc đặc biệt để ngăn chặn những thương tổn vĩnh viễn cho mắt trong quá trình quan sát.
Vết đen Mặt trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là nguy hiểm với mắt người).
Vết đen Mặt trời còn có thể gây ra những cơn bão không gian cực lớn.
Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh, một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường mạnh trên Mặt trời.
Các chuyên gia dự đoán, vết đen Mặt trời lớn này sẽ báo hiệu một trận bão từ lớn "trút" xuống Trái đất. Cơn bão này chứa hàng tỷ tấn khí phát ra từ bề mặt Mặt trời cùng với tia X và bức xạ cực tím. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người trên Trái đất.
Bên cạnh việc tác động đến mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc hay vệ tinh bay xung quanh Trái đất cũng chịu ảnh hưởng từ hiện tượng bão Mặt trời.
Hiện các chuyên gia đang dồn mọi con mắt để theo dõi sự phát triển của vết đen "quái vật" đáng sợ này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
