Đây là những chiếc kính bảo hộ đầu tiên của loài người
Theo những gì được các nhà khảo cổ tìm thấy, chúng ta có thể biết được những cư dân sống ở vùng Bắc Cực đã biết tạo ra và sử dụng “mắt kính” từ hơn 4000 năm trước.
Những chiếc kính này có mục đích bảo vệ đôi mắt của họ khỏi chứng mù tuyết (photokeratitis) khi sinh sống tại nơi đây. Ánh sáng mặt trời mang trong nó tia cực tím và khi bị phản xạ các tia cực tím này sẽ bị khuếch đại và gây tổn thương đến đôi mắt. Tình trạng này có thể gây ra những cơn đau mắt dữ dội và mất nhiều ngày hồi phục. Đây là một hiện tượng cực kì phổ biển tại đây, vì thế để khắc phục vấn đề này, người xưa đã phải tạo ra những cặp kính làm từ ngà voi, xương động vật để có thể bảo vệ đôi mắt khi buộc phải đi qua những vùng đầy tuyết.
Chiếc kính tuyết của người Eskimo.
Những thợ săn Eskimo được cho là người đầu tiên gia công những chiếc kính tuyết khắc tay tự nhiên khi họ có nhu cầu ra ngoài tìm thức ăn. Và như mình đã nói ở trên, mục đích của chiếc kính này là giúp họ giảm nguy cơ tổn thương mắt. Ngoài người Eskimo, còn có Yupik, Aleut và một số nhóm khác sử dụng loại kính này.
Ngoài người Eskimo, còn có Yupik, Aleut và một số nhóm khác sử dụng loại kính này.
Theo bác sĩ nhãn khoa người Đan Mạch, Mogens Norn cho biết kính chống tuyết của người Inuit không bị đóng sương hoặc băng như các loại kính bảo hộ thông thường. Ông đánh giá rất cao tính hữu dụng và đơn giản của loại kính này. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng với thiết kế như vậy, kính này làm giảm rất nhiều tầm nhìn của người đeo và tăng nguy cơ vấp ngã. Bởi người đeo kính không thể quan sát được ở góc độ thấp.
Vật liệu ban đầu dùng làm kính chống tuyết là ngà hải mã, nhung tuần lộc...
Về chất liệu, ban đầu người ta dùng ngà hải mã, nhung tuần lộc, xương hoặc thậm chí là cỏ ven biển để làm vật liệu tạo ra kính. Cho đến cuối thế kỷ 19, gỗ trở thành vật liệu được dùng để thay thế. Về thiết kế, kính được tạo ra để vừa vặn với khuôn mặt của người đeo, sau đó họ sẽ đục 1 hoặc 2 đường rỗng một đường ngang để phù hợp với hướng nhìn của đôi mắt. Kính được giữ chặt vào khuôn mặt bằng một sợi dây, các bạn có thể hình dung tương tự như mắt kính bơi hiện tại. Người xưa cũng dùng bồ hóng, nhọ nồi để quét vào bên trong kính nhằm giảm tối đa việc bị chói sáng.
Kính được tạo ra để vừa vặn với khuôn mặt của người đeo.
Như vậy, những chiếc kính mát ban đầu không được dùng cho mục đích thời trang như hiện nay. Và giờ đây khi mọi thứ đã phát triển hơn, người Eskimo đã thay kính bảo hộ thô sơ đó bằng kính râm để chống tia UV và tăng thêm tính thời trang cho mình. Chiếc kính cổ nhất có niên đại từ những năm 1200 sau công nguyên được tìm thấy ở Canada và hiện đang trưng bày tại bảo tàng ở Quebec.

Phát hiện xưởng đèn gốm hơn 1.000 năm tuổi
Nhiều khuôn đèn và đèn dầu nguyên vẹn giúp hé lộ thêm thông tin quý giá về nghề làm gốm ở Beit Shemesh từ thế kỷ 7 - 11.

Tái tạo lại bộ não của loài khủng long tiết lộ những điều bất ngờ
Các nhà khoa học đã xây dựng lại thành công bộ não của một con khủng long bằng kỹ thuật số, tiết lộ những hiểu biết đáng ngạc nhiên về chế độ ăn uống và hành vi của nó.

Phát hiện loạt đồ bạc giả hơn 3.000 năm tuổi
Khi nguồn cung bạc thiếu hụt, người cổ đại tìm cách trộn thêm đồng và kim loại rẻ khác để làm đồ bạc giả.

"Tàu ma" 300 tuổi hiện ra ở nơi sinh vật nào lạc tới đều phải chết
Sau 300 năm, tàu ma vẫn giữ được các chi tiết trang trí cực kỳ tinh xảo bởi vùng nước nó trú ngụ là một thế giới chết chóc, hoàn toàn không có sinh vật biển.

Chu kỳ bí ẩn liên quan đến các cuộc Đại tuyệt chủng
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học nghĩ rằng sự tuyệt chủng hàng loạt có thể hoạt động theo chu kỳ khoảng 27 triệu năm một lần nhưng bị lãng quên.

Phát hiện loạt cổ vật 3.500 năm tuổi trong mộ tập thể
Cổ vật trong khu mộ ở Cyprus rất đa dạng về xuất xứ, gồm chiếc bình độc đáo từ Hy Lạp, con dấu Babylon và bùa bọ hung Ai Cập.
