Đề phòng vật nuôi lây bệnh truyền nhiễm cho chủ

Các nhà nghiên cứu phát hiện, hiện tượng vật nuôi lây lan các bệnh truyền nhiễm cho chủ trong thực tế phổ biến hơn chúng ta suy nghĩ lâu nay.

Cận thận với bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi

Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Canadian Medical Association Journal, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và bất kỳ ai có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người đang trải qua quá trình hóa trị liệu, cần phải đặc biệt cẩn trọng khi có vật nuôi ở quanh.


Để phòng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, chủ không nên để cho vật nuôi liếm mặt. (Ảnh: Discovery)

"Nghiên cứu phát hiện, các bác sĩ thường không hỏi về việc tiếp xúc với vật nuôi hay thảo luận về các nguy cơ mắc bệnh truyền từ động vật sang người (zoonotic) với các bệnh nhân, bất chấp tình trạng miễn dịch của họ", nhóm tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Ohio (Mỹ) viết.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị, các bác sĩ và nhân viên y tế nên hỏi bệnh nhân về các vật nuôi, cảnh báo họ về các nguy cơ nuôi thú cưng và cách làm giảm mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm. Đối với những người nuôi thú cưng, họ đưa ra các hướng dẫn phòng bệnh như sau:

  • Đeo bao tay bảo vệ khi lau chùi bể/chuồng nhốt thú cưng và dọn sạch phân ở đó.
  • Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
  • Không khuyến khích vật nuôi liếm vào mặt mình.
  • Che đậy các khu vui chơi của thú cưng khi không dùng đến.
  • Thường xuyên vệ sinh và khử trừng các chuồng nuôi nhốt động vật, khu vực cho ăn cũng như nơi ngủ của chúng.
  • Đặt các hộp vệ sinh của vật nuôi ở cách xa các khu vực ăn uống hoặc chuẩn bị thực phẩm.
  • Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, hãy chờ tới khi hồi phục hoàn toàn trước khi đón về nhà một vật nuôi mới.
  • Thường xuyên sắp xếp cho mọi vật nuôi của bạn được thăm khám bác sĩ thú ý.
  • Tránh tiếp xúc với các động vật lạ.

Bạn cũng được khuyến nghị cẩn trọng hơn khi nuôi dưỡng các con bò sát và động vật lưỡng cư. "Bò sát và động vật lưỡng cư ước tính là thủ phạm gây ra 11% số trường hợp nhiễm khuẩn salmonella ở các bệnh nhân dưới 21 tuổi", nhà nghiên cứu Jason Stull giải thích.

Thống kê cho thấy, 31% số trường hợp nhiễm salmonella từ bò sát xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và 17% được phát hiện ở trẻ từ 1 tuổi trở xuống. Điều này ám chỉ nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm này tăng cao ở trẻ em và có khả năng salmonella liên quan đến bò sát đã lây lan mà không cần có tiếp xúc trực tiếp với động vật hoặc nơi nuôi nhốt chúng.

Chó, mèo và các động vật gặm nhấm cũng có thể truyền salmonella sang người. Những vật nuôi này cùng với các thú cưng là bò sát hay động vật lưỡng cư còn có thể làm lây lan các vi khuẩn kháng thuốc như Clostridium difficile (mầm bệnh gây ngộ độc, uốn ván, hoại tử) và Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm) cho chủ.

Ngoài ra, các ký sinh trùng như giun tròn, giun móc và Toxoplasma có thể di chuyển từ vật nuôi sang người. Chủ cũng có khả năng lây bệnh tuyền nhiễm từ vết cắn, cào xước, nước bọt hay tiếp xúc với phân của thú cưng.

Theo các nhà nghiên cứu, khám phá mới không ám chỉ họ phải từ bỏ việc nuôi thú cưng. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn sức khỏe của mình, các chủ vật nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News