Đề xuất chế tạo kính viễn vọng không gian 11 tỷ USD
Các nhà thiên văn đề xuất chế tạo kính viễn vọng mới thay thế Hubble với khả năng quan sát những ngoại hành tinh xa xôi và siêu mờ.
Viện hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ (NASEM) công bố Khảo sát Thập kỷ về Thiên văn và Vật lý Thiên văn 2020, còn gọi là Astro 2020. Báo cáo này được phát hành 10 năm một lần và trình bày những kế hoạch cho thập kỷ tới trong lĩnh vực thiên văn ở Mỹ.
Kính viễn vọng không gian Hubble hoạt động trên quỹ đạo năm 1997. (ẢNh: NASA).
Astro2020 dành ưu tiên cho ba vấn đề chính là tìm kiếm ngoại hành tinh có khả năng tồn tại sự sống, tìm hiểu những bí ẩn của vũ trụ bao gồm vật chất tối và quá trình vũ trụ mở rộng, tìm hiểu sự hình thành của các thiên hà. Báo cáo cũng công nhận tầm quan trọng của việc tăng tính đa dạng, mở rộng phạm vi tiếp cận trong thiên văn học và hỗ trợ những người mới bắt đầu nghiên cứu.
Một trong những đề xuất đáng chú ý nhất là chế tạo kính viễn vọng không gian mới mang tên Đài thiên văn Vĩ đại nhằm thay thế Hubble, kính viễn vọng không gian đã cũ và gặp hàng loạt sự cố trong năm nay. Kính viễn vọng mới sẽ hoạt động được ở các bước sóng quang học, hồng ngoại, cực tím và có thể sử dụng cho những nhiệm vụ như quan sát ngoại hành tinh xa xôi xem liệu chúng có phù hợp cho sự sống hay không.
Đài thiên văn Vĩ đại sẽ là sự kết hợp giữa hai dự án Đài quan sát Ngoại hành tinh Phù hợp cho sự sống (HabEx) và Máy khảo sát Hồng ngoại Quang học Cực tím Lớn (LUVOIR) của NASA. Với chi phí 11 tỷ USD, Đài thiên văn Vĩ đại sẽ nhìn thấy những hành tinh xa xôi mờ gấp 10 tỷ lần so với sao chủ của chúng.
"Báo cáo mới đặt ra một tầm nhìn tham vọng nhưng cũng đầy cảm hứng và khát vọng cho thập kỷ tới của thiên văn học và vật lý thiên văn", Fiona Harrison, trưởng bộ phận vật lý, toán học, và thiên văn tại Viện Công nghệ California, cho biết.
"Khi thay đổi cách lập kế hoạch cho các dự án không gian tham vọng nhất, chúng ta có thể phát triển một danh mục nhiệm vụ phong phú nhằm theo đuổi những mục tiêu xa, ví dụ như tìm kiếm sự sống ở những hành tinh quay quanh các sao trong vùng không gian gần dải Ngân Hà", Harrison nói thêm.

Mỹ xây dựng nhà máy thép năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới
Được cung cấp năng lượng từ trang trại gồm 750.000 tấm pin mặt trời, nhà máy thép tại Pueblo sẽ trở nên " xanh" hơn, giảm lượng khí thải carbon.

Khám phá bên trong phòng thí nghiệm bí mật, nơi tìm vật chất tối để thay đổi nhận thức về vũ trụ
Thí nghiệm vật chất tối XENONnT đòi hỏi một phòng thí nghiệm khổng lồ nằm sâu dưới mặt đất, cùng hàng tấn xenon lỏng và một loạt các buồng đo đạc chính xác.

Ngân hàng hạt giống dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu
Nga đang thử nghiệm một cơ sở lưu trữ hạt giống dựa hoàn toàn vào điều kiện lạnh giá tự nhiên để tiết kiệm điện năng ở Yakutia.

Những công trình kiến trúc độc lạ nhất thế giới khiến ai cũng phải ngỡ ngàng
Các công trình kiến trúc độc đáo nhất thế giới luôn thể hiện được sử đẳng cấp, khác lạ trong từng đường nét, góc cạnh.

Trung Quốc khánh thành nhà máy biến chất thải hạt nhân thành thủy tinh
Trung Quốc khánh thành nhà máy đầu tiên tại Tứ Xuyên hôm 11/9 để xử lý lượng chất thải hạt nhân ngày càng tăng bằng phương pháp thủy tinh hóa.

Nhà kính trồng hạt giống đột biến trong vũ trụ
Nhà kính công nghệ cao của công ty StarLab Oasis sẽ trồng hạt giống đột biến trong không gian trên sa mạc và quỹ đạo Trái đất.
