Đề xuất diệt rùa tai đỏ hồ Gươm bằng lưới

Sở khoa học công nghệ Hà Nội đề nghị dùng lồng hoặc lưới để bắt rùa tai đỏ tại hồ Gươm nhằm cứu cụ Rùa cổ.


Rùa tai đỏ đang xâm lấn hồ Gươm. (Ảnh: Vũ Long)

Trước đó Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan liên quan đưa ra giải pháp hạn chế rùa tai đỏ để cứu Rùa cổ. Sau khi xuất hiện hình ảnh rùa tai đỏ ngồi trên lưng Rùa hồ Gươm, một số nhà khoa học đã cảnh báo nguy cơ Rùa cổ bị gặm mai, hoặc bị lấn át trong chính môi trường sống quen thuộc của nó.

Theo các giải pháp nói trên, cách thứ nhất là đặt lồng chìm dưới nước, dùng thức ăn nhử rùa tai đỏ vào trong lồng rồi vớt lên.

Cách thứ hai được đưa ra là dùng bè nổi có mồi dẫn dụ và lưới. Rùa tai đỏ rất thích sưởi nắng nên chúng có thể leo lên bè. Khi chúng đã lên, người bắt rùa sẽ rung giật cho rùa này rơi xuống lưới phía bên dưới.

Việc dùng loại lồng nào, lưới, bẫy nào, loại mồi dẫn dụ nào, lượng bao nhiêu, đặt ở vị trí nào là điều cần phải nghiên cứu”, ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở KH&CN Hà Nội nói và cho biết thêm hiện trên thị trường có loại lưới của Trung Quốc cải tiến và của Nhật.

Cũng theo ông Rao, hai giải pháp trên đều không ảnh hưởng đến Rùa quý và hệ động vật thủy sinh của hồ Gươm, đảm bảo mỹ quan, dễ thao tác. Cơ quan chức năng cũng sẽ tìm hiểu những nơi có thể là bãi đẻ của rùa để tìm cách tận diệt.

Các phương pháp khác như cất vó, dùng phi tiêu không nên áp dụng tại Hồ Hoàn Kiếm, ông Rao nói.

Trước khi diệt rùa tai đỏ hồ Gươm, cơ quan chức năng sẽ thử nghiệm hai giải pháp trên tại một hồ nào đó của Hà Nội. Ông Rao cho rằng, cần tiếp tục các biện pháp vận động người dân không thả rùa tai đỏ xuống hồ nữa.

Từ khóa liên quan:

cụ rùa

rùa tai đỏ

hồ gươm

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News