Đêm nay Việt Nam chiêm ngưỡng cực đại mưa sao băng "gấu con"

Với bóng tối trăng non, người Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng cuối cùng của năm 2022 rất rõ nếu được thời tiết ưu ái.

Theo định vị tại TP HCM của trang Time and Date, từ Việt Nam bạn sẽ chiêm ngưỡng đêm đẹp nhất của mưa sao băng Ursids vào đêm ngày 22, rạng sáng 23-12, với khoảng 10 ngôi sao băng mỗi giờ.

Tuy đây chỉ là một trận mưa sao băng nhỏ so với Geminids rực rỡ hồi giữa tháng 12 nhưng nó rơi vào thời điểm thuận lợi để quan sát.


Mưa sao băng Ursids sẽ rơi ra từ điểm màu vàng trên bản đồ, ngay chòm sao Tiểu Hùng, vốn nằm gần hai chòm sao dễ thấy hơn là Đại Hùng (Ursa Major) và Thiên Long (Draco) - (Ảnh: HIỆP HỘI SAO BĂNG MỸ)

Đến sáng 22-12, Mặt trăng chỉ còn là một lưỡi liềm cực mỏng dưới 3% và đến hôm 23-12 sẽ chính thức thành trăng non - tức Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời thẳng hàng và Mặt trăng nằm ở giữa - khiến phía đêm tối của Trái đất hoàn toàn không thể thấy nó. Mưa sao băng vốn có ánh sáng yếu hơn ánh trăng nhiều nên sẽ đẹp nhất trong những đêm không trăng.

Mưa sao băng Ursids sẽ như tuôn ra từ chòm sao Ursa Minior (Tiểu Hùng, tức con gấu nhỏ), nên được đặt một cái tên gần với tên chòm sao.

Thế nhưng "mẹ" thực sự của mưa sao băng là sao chổi 8P/Tuttle, một sao chổi tuần hoàn với quỹ đạo 13,6 năm quanh Mặt trời. Tuy vậy, nó vẫn để lại một chiếc đuôi đá bụi dài và tồn tại đủ lâu để biến thành mưa sao băng mỗi khi Trái đất đi qua chiếc đuôi đó tháng 12 hằng năm.

Mưa sao băng Ursids hoạt động từ ngày 17-12 đến 24-12 hằng năm, tuy nhiên vì nó không mấy "nặng hạt" nên việc quan sát đúng đêm cực đại sẽ giúp bạn chiêm ngưỡng dễ dàng hơn.

Cách quan sát mưa sao băng là chọn một vùng không gian thoáng đãng và tạm để mắt rời xa ánh đèn, ánh sáng các loại màn hình từ 15-20 phút để làm quen với bóng tối. Tất nhiên hãy mong thời tiết tốt vì những đám mây dày có thể làm khuất lấp ánh sáng của những ngôi sao băng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News