Đền Mặt trời 4.500 năm tuổi biến mất ở Ai Cập bất ngờ được phát hiện
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra thứ mà họ tin là một trong những "ngôi đền Mặt trời" từng biến mất của Ai Cập, có niên đại khoảng 4.500 năm.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những phần còn lại của "ngôi đền Mặt trời" bên dưới một ngôi đền khác ở Abu Ghurab, cách Cairo khoảng 17km về phía nam, ông Massimiliano Nuzzolo, trợ lý giáo sư về Ai Cập học tại Viện Văn hóa Địa Trung Hải và Phương Đông của Học viện Khoa học Ba Lan ở Warsaw chia sẻ với CNN.
Ngôi đền Mặt trời vừa được phát hiện được xây bằng gạch bùn với đá. (Ảnh CNN).
Năm 1898, các nhà khảo cổ làm việc tại địa điểm này đã phát hiện ra đền thờ Mặt trời thời Nyuserra, còn được gọi là Neuserre hoặc Nyuserre, vị vua thứ 6 của triều đại thứ 5, người trị vì Ai Cập từ năm 2400 đến 2370 trước Công nguyên.
Giờ đây, họ phát hiện ra rằng, đền thờ Mặt trời này hóa ra được xây dựng phía trên một đền thờ Mặt trời khác, từng tồn tại trước thời Nyuserra.
Các phát hiện bao gồm những con dấu khắc tên của các vị vua trị vì trước Nyuserra, từng được dùng làm nút đậy bình, cũng như chân đế của hai cột đá vôi, là một phần của cổng vào và một ngưỡng cửa bằng đá vôi.
Ông Nuzzolo cho biết, đền thờ Mặt trời vừa được phát hiện có kích thước rất ấn tượng, nhưng vua Nyuserra đã phá hủy nó để xây dựng đền thờ Mặt trời của riêng ông.
Các nhà khảo cổ học muốn tìm hiểu vị vua nào chịu trách nhiệm xây dựng ngôi đền 4.500 năm tuổi này. (Ảnh CNN)
Những ngôi đền này được dành để thờ thần Mặt trời và các vị vua đã hợp pháp hóa quyền lực của họ thông qua ngôi đền của riêng họ và tự cho mình là con trai duy nhất của thần Mặt trời trên Trái đất, ông Nuzzolo cho biết.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra vị vua nào chịu trách nhiệm xây dựng ngôi đền 4.500 năm tuổi thông qua các cuộc khai quật bổ sung.
Đặc biệt, "nghiên cứu đồ gốm sẽ cho phép họ tìm hiểu thêm về cách mọi người sống vào thời điểm đó, bao gồm cả những gì họ đã ăn và những gì họ tin tưởng", ông Nuzzolo nói thêm.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
