Đi bộ có tác dụng gì?

Chúng ta vẫn thực hiện hành động này hàng ngày, nhưng liệu bạn có biết đi bộ có tác dụng gì?

Tác dụng của việc đi bộ

Đi bộ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Điều này cũng có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh và thậm chí kéo dài cuộc sống của bạn.  Đi bộ là miễn phí và dễ dàng để phù hợp với thói quen hàng ngày của bạn. Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu đi bộ là một đôi giày đi bộ chắc chắn.

1. Đốt cháy calo

Đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy calo, nhờ đó bạn có thể duy trì cân nặng hiện tại hoặc giảm cân. Thực tế, việc đốt cháy calo còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Tốc độ đi bộ
  • Khoảng cách khi đi
  • Địa hình (bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn khi đi lên dốc so với trên một mặt phẳng)
  • Cân nặng hiện tại

Nhiều người thắc mắc không biết đi bộ có tác dụng giảm cân không, thì rõ ràng, khi một lượng lớn calo được đốt cháy, giúp mỡ giảm đi nhiều. Quan trọng là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo đốt cháy.

2. Tăng cường sức khoẻ của  trái tim

Đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành lên tới 19%. Và nguy cơ mắc bệnh này có thể giảm hơn nữa khi bạn tăng thời gian hoặc quãng đường đi bộ mỗi ngày.

3. Hạ đường huyết

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy đi bộ 15 phút ba lần một ngày (sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối) giúp cải thiện lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ 45 phút vào một thời điểm khác trong ngày. Vậy nên bạn có thể áp dụng điều này, biến nó thành thói quen để hạ đường huyết. 

Đi bộ có tác dụng gì?
Đi bộ có thể giúp bảo vệ các khớp, bao gồm đầu gối và hông.

4. Giảm đau khớp

Đi bộ có thể giúp bảo vệ các khớp, bao gồm đầu gối và hông, vì nó giúp bôi trơn và tăng cường các cơ bắp hỗ trợ các khớp. Đi bộ cũng có thể mang lại lợi ích cho những người bị viêm khớp, chẳng hạn như giảm đau. Và đi bộ 5-6 km một tuần cũng giúp ngăn ngừa viêm khớp.

5. Tăng cường chức năng miễn dịch

Đi bộ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Một nghiên cứu đã theo dõi 1.000 người lớn trong mùa cúm. Những người đi bộ với tốc độ vừa phải trong 30 đến 45 phút mỗi ngày có ít hơn 43% số ngày bị bệnh và ít bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn. Các triệu chứng của họ cũng giảm bớt khi họ bị bệnh. Vậy nên hãy cố gắng đi bộ hàng ngày để trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời này. 

6. Tăng cường năng lượng

Đi dạo khi mệt mỏi là tăng cường năng lượng và tỉnh táo hiệu quả hơn là một tách cà phê. Đi bộ làm tăng lưu lượng oxy qua cơ thể. Nó cũng giúp tăng nồng độ cortisol, epinephrine và norepinephrine - những hormone giúp tăng năng lượng.

7. Cải thiện tâm trạng của bạn

Đi bộ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tinh thần của bạn, làm giảm lo lắng, trầm cảm và tâm trạng tiêu cực. Đi bộ đồng thời cũng tăng cường lòng tự trọng và giúp bạn "cai nghiện" mạng xã hội nhanh chóng. Để trải nghiệm những lợi ích này, hãy đặt mục tiêu với 30 phút đi bộ nhanh hoặc tập thể dục cường độ vừa phải khác ba ngày một tuần. Bạn cũng có thể chia thành ba lần đi bộ 10 phút trong ngày.

8. Tăng tuổi thọ

Đi bộ với tốc độ nhanh hơn có thể kéo dài cuộc sống của bạn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đi bộ ở tốc độ trung bình so với tốc độ chậm giúp đến giảm 20% nguy cơ tử vong. Nhưng đi bộ với một tốc độ nhanh (ít nhất là 4 dặm một giờ) làm giảm rủi ro lên tới 24%. 

9. Làm săn chắc đôi chân của bạn

Đi bộ tăng cường cơ bắp ở chân và đùi. Để tăng thêm sức mạnh đôi chân, hãy đi bộ trong khu vực đồi núi hoặc trên máy chạy bộ có độ nghiêng. Hoặc đơn giản là đi trên cầu thang.

10. Tư duy sáng tạo

Đi bộ giúp đầu óc minh mẫn và suy nghĩ sáng tạo hơn. Một nghiên cứu bao gồm bốn thí nghiệm, so sánh những người cố gắng nghĩ ra những ý tưởng mới trong khi họ đi hoặc ngồi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tham gia làm tốt hơn khi đi bộ, đặc biệt là khi đi bộ ngoài trời. Họ kết luận rằng đi bộ mở ra một luồng ý tưởng tự do, và đây là một cách đơn giản để tăng khả năng sáng tạo.

Làm thế nào để "bắt đầu" đi bộ?

Để bắt đầu đi bộ, tất cả những gì bạn cần là một đôi giày đi bộ chắc chắn. Chọn một tuyến đường đi bộ gần nhà hoặc tìm một nơi tuyệt đẹp để đi bộ mà bạn ưa thích.

Hãy biến đi bộ thành một thói quen hàng ngày, ví dụ như:

  • Xuống xe buýt trước một trạm và đi bộ đến chỗ làm
  • Đi bộ thay vì lái xe khi đi mua sắm gần nhà
  • Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy

Sử dụng máy chạy bộ cũng là một lựa chọn không tồi, vì nó giúp hạn chế các chấn thương như vấp ngã trên những đoạn đường gồ ghề.

Chọn một lộ trình và mục tiêu hàng ngày phù hợp với độ tuổi và khả năng của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Neuron nhân tạo đầu tiên trên thế giới được phát triển trên 1 con chip silicon

Neuron nhân tạo đầu tiên trên thế giới được phát triển trên 1 con chip silicon

Trong một tương lai không xa, neuron nhân tạo có thể được sử dụng trong cuộc chiến chống lại bệnh Alzheimer và các bệnh mãn tính liên quan đến não.

Đăng ngày: 10/12/2019
Dùng thủy tinh thay đồ nhựa đựng thức ăn cần lưu ý điều này kẻo đầu độc cả gia đình

Dùng thủy tinh thay đồ nhựa đựng thức ăn cần lưu ý điều này kẻo đầu độc cả gia đình

Khắc phục những nhược điểm của nhựa, thuỷ tinh là lựa chọn vô cùng an toàn và thích hợp cho mọi người để đựng thực phẩm.

Đăng ngày: 10/12/2019
Cầu thủ bóng đá được xịt gì vào vết thương khi bị đau trên sân?

Cầu thủ bóng đá được xịt gì vào vết thương khi bị đau trên sân?

Nếu vết thương không chảy máu, không dẫn tới gãy chân, cầu thủ sẽ được các nhân viên y tế xịt một loại thuốc giúp giảm đau được gọi là "bình xịt ma thuật".

Đăng ngày: 09/12/2019
Ngừng sử dụng cốc nhựa vì chất BPA tồn tại trong cơ thể nhiều hơn chúng ta nghĩ

Ngừng sử dụng cốc nhựa vì chất BPA tồn tại trong cơ thể nhiều hơn chúng ta nghĩ

Hóa chất BPA trong đồ nhựa từ lâu đã được biết đến như một chất gây rối loạn nội tiết liên quan đến từ bất thường thai kỳ đến ung thư, bệnh tiểu đường và béo phì.

Đăng ngày: 09/12/2019
Trung Quốc cho ra đời loài lai lợn - khỉ

Trung Quốc cho ra đời loài lai lợn - khỉ

Các nhà khoa học lần đầu tiên tạo thành công những con lợn cấy tế bào gốc khỉ, tiến gần đến mục tiêu nuôi nội tạng người trong cơ thể động vật.

Đăng ngày: 09/12/2019
Điều kỳ diệu qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI của em bé khi ở bên mẹ

Điều kỳ diệu qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI của em bé khi ở bên mẹ

Các nhà khoa học công bố bức ảnh kì diệu chụp cộng hưởng từ của nhà thần kinh học Rebecca Sax bế và hôn con trai 2 tháng tuổi.

Đăng ngày: 08/12/2019
Dự đoán tuổi thọ thông qua chỉ số máu

Dự đoán tuổi thọ thông qua chỉ số máu

Các nhà nghiên cứu phân tích 3 chỉ số lâm sàng về miễn dịch và viêm nhiễm để dự đoán nguy cơ tử vong cùng tuổi thọ bệnh nhân.

Đăng ngày: 06/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News