Đi chơi, bé 6 tuổi phát hiện hóa thạch "quái thú" kỷ băng hà
Một cậu bé 6 tuổi ở bang Michigan (Mỹ) đã vô tình đạp phải' ''vật lạ'' khi đi chơi cùng gia đình ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đồi khủng long Rochester Hills. Mẩu hóa thạch thuộc về một ''quái thú'' ít nhất 11.000 năm tuổi.
Theo CNN, gia đình cậu bé tên Julian Gagnon đã gửi hóa thạch đến Đại học Michigan để phân tích. Mẫu vật to bằng bàn tay người lớn đã được xác định là một chiếc răng khổng lồ của mastodon (voi răng mấu).
Cậu bé Julian Gagnon và hóa thạch do chính em phát hiện - (Ảnh: CNN)
Mastodon là ''quái thú'' thuộc chi tuyệt chủng Mammut, họ Mammutidae, từng hiện diện trên khắp nước Mỹ và nhiều vùng trên thế giới suốt kỷ băng hà. Sinh vật này có thể dài trên 3 mét, nặng 8 tấn trở lên.
Cận cảnh hóa thạch chiếc răng mastodon - (Ảnh: DAILY MAIL).
Nói với kênh MDIV, tiến sĩ Abigail Drake, chuyên viên từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Đại học Michigan, cho biết hóa thạch voi răng mấu là rất hiếm gặp. Sinh vật này đã tuyệt chủng khắp thế giới 11.000 năm trước và phần lớn hóa thạch của chúng đã bị thiên nhiên và các hoạt động của con người qua nhiều thời kỳ làm biến mất.
Mẩu hóa thạch chưa được xác định niên đại chính xác, nhưng tất nhiên nó phải có độ tuổi tối thiểu là 11.000 năm, và có thể là cổ xưa hơn rất nhiều.
Theo Daily Mail, "quái thú'' mastodon trước đây được cho là sinh vật của Bắc Cực và vùng cận Bắc Cực, nhưng chính một số mẩu hóa thạch tương tự đã chứng minh chúng đã tìm đến thích nghi cả với những khu vực ấm hơn đáng kể, có nhiều nước và lá cây làm thức ăn.
Voi răng mấu - (Ảnh đồ họa từ H.Harder)
Tuy nhiên sự ấm lên toàn cầu đã khiến các khu vực đó trở nên nóng nực, góp phần vào sự ''sụp đổ dân số'' của loài quái thú to lớn này, bởi chúng vẫn cần môi trường đủ lạnh ở một mức độ nào đó.
Giai đoạn cuối kỷ băng hà, mastodon bị địa hình Trái Đất giam hãm ở vùng phía Nam của vùng băng giá địa cực, vô tình đụng độ với những con người đầu tiên khai phá bắc Mỹ, bị săn bắt quá mức và rồi tuyệt chủng.

Báu vật 20.000 năm tiết lộ ''người châu Á kỷ băng hà'' lai với ''loài người ma''?
Báu vật tinh tế ở đảo Sulawesi đã dẫn đường cho các nhà khảo cổ đến với những phần hài cốt đặc biệt, được kỳ vọng đem lại bằng chứng trực tiếp về các cuộc hôn phối cổ xưa của tổ tiên Homo sapiens chúng ta và ''loài người ma'' Denisovans.

Phát hiện chiếc bát vàng có niên đại tới 3.000 năm
Chiếc bát cổ được trang trí kỳ công với họa tiết Mặt Trời và chế tạo từ 90% vàng, 5% bạc, 5% đồng.

Tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của thợ săn thời kỳ đồ đá ở Bắc Cực
Các nhà thám hiểm Nga đã khai quật được bộ xương voi ma mút tại Siberia mùa hè này và bộ xương được cho là bị săn bắn từ thời kỳ đồ đá.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch “Bọ cạp biển” 430 triệu năm
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện địa chất và Cổ sinh vật Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc phát hiện ra một giống loài mới của cua móng ngựa ở miền Nam Trung Quốc.

Hang bí mật cuối cùng của người Neanderthal trước khi tuyệt chủng
Một khu hang động bị cát bao phủ trong khoảng 40.000 năm đã được phát hiện trong quần thể hang động Vanguard ở Gibraltar, lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Anh.

10 phát hiện mới ở Hy Lạp gây chấn động toàn thế giới
Nhiều khám phá khảo cổ mới 'không tưởng' đã được phát hiện ở các vùng khác nhau của Hy Lạp.
