Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Những con châu chấu đầu tiên đã kéo tới Nam Sudan, đe dọa an ninh lương thực của một trong những quốc gia "dễ bị tổn thương nhất" thế giới.

Dịch châu chấu sa mạc tiếp tục lan rộng tại Đông Phi. Hàng tỷ côn trùng phá hoại, trong đó có những bầy rộng cỡ diện tích Moskva, đã tàn phá Etiopia, Somalia, Kenya, Djibouti, Eritrea, Tanzania, Sudan, Uganda và bắt đầu tiến vào lãnh thổ Nam Sudan, chính phủ nước này hôm 18/2 cho biết.


Đàn châu chấu sa mạc phá hủy một vùng đất chăn thả gia súc ở Samburu, Kenya hôm 17/1. (Ảnh: Reuters).

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), khoảng 2.000 con châu chấu đầu tiên đã vượt biên sang Nam Sudan từ Uganda vào thứ Hai. "Báo cáo cho thấy chúng là những con trưởng thành. Châu chấu cũng giống như con người, chúng cử một nhóm trinh sát tới trước để thăm dò xem vùng đất mới có đủ thức ăn và thuận lợi cho việc sinh sản hay không", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Onyoti Adigo Nyikiwec nói với AFP.

Nếu không được khống chế, dịch châu chấu có thể là thảm họa đối với Nam Sudan, nơi thiên tai và xung đột kéo dài đang khiến sáu triệu người, tức 60% dân số, phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Đây là "cuộc xâm lược" châu chấu đầu tiên ở nước này trong 70 năm qua. FAO đang hướng dẫn người dân địa phương sử dụng máy phun và hóa chất để ứng phó dịch. 

Sự sinh sôi nảy nở của châu chấu sa mạc được thúc đẩy bởi một trong những mùa mưa ẩm ướt nhất ở Đông Phi trong bốn thập kỷ qua. Các kiểu thời tiết thay đổi nhanh chóng và không theo quy luật do biến đổi khí hậu dẫn đến mưa lớn và lũ bất thường, khiến dịch bùng phát nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của FAO.

Các chuyên gia cảnh báo dịch có thể đạt đỉnh từ tháng 3 cho đến tháng 5, thời điểm trứng nở tạo ra lứa châu chấu thứ hai, đe dọa nhiều khu vực nông nghiệp quan trọng trong khu vực.

Châu chấu sa mạc (Schistocerca gregaria) được xem là loài phá hoại sản xuất nông nghiệp trong nhiều thế kỷ. Chúng phân bố rộng khắp châu Phi, châu Á và khu vực Trung Đông. Loài côn trùng này có thể phát triển từ 2 đến 5 lứa mỗi năm và thường sống thành từng đàn lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News