Hàng trăm triệu con châu chấu "tấn công" châu Phi, hủy diệt mùa màng

Những đàn châu chấu lớn nhất trong 25 năm đang hoành hành ở Đông Phi, là mối đe dọa lớn tới an ninh lương thực, đặc biệt ở những cộng đồng đã bị hạn hán, chiến tranh và đói kém.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Ở một số nơi, các đàn châu chấu kéo đến như mây đen. Một số người cố dùng gậy vụt hoặc la lên để xua đuổi châu chấu nhưng vô vọng, theo AP.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Giống châu chấu này dài gần bằng ngón tay, hàng triệu con bay cùng nhau, phá hoại vụ mùa và đâm vào người dân.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Các đàn châu chấu đang “tăng một cách cực kỳ nguy hiểm” đang được ghi nhận ở Kenya, trong đó có đàn ở phía bắc nước này dài tới 60km, rộng tới 40km, theo Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD).

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Một đàn châu chấu sa mạc có thể có 150 triệu con châu chấu trên diện tích khoảng 1km2.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
“Châu chấu di cư theo gió có thể di chuyển 100-150 km mỗi ngày”,
IGAD cho biết. “Trung bình, một đàn châu chấu trong một ngày có thể phá hủy diện tích trồng lương thực đủ cho 2.500 người”.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Đợt bùng phát châu chấu sa mạc
, được cho là loài nguy hiểm nhất, cũng ảnh hưởng tới Somalia, Ethiopia, Sudan, Djibouti và Eritrea, và IGAD đang cảnh báo Nam Sudan, Uganda sẽ là nạn nhân tiếp theo. Châu chấu vẫn tiếp tục sinh sản ở cả hai bờ Biển Đỏ, ở các nước Sudan, Eritrea, Saudi Arabia và Yemen.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo đợt bùng phát sẽ đe dọa an ninh lương thực “ở Kenya và trên khắp Sừng châu Phi, vốn đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và hạn hán”, với hàng trăm nghìn hecta cây trồng bị phá hủy.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Đợt bùng phát châu chấu có thể kéo dài tới tháng 6 nếu điều kiện thuận lợi để chúng sinh sản. Lũ lụt nặng hơn bình thường ở một số vùng những tuần qua càng tạo điều kiện thuận lợi.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Hàng triệu người trong khu vực đã phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt liên miên, cũng như bạo lực ở Ethiopia, khủng bố cực đoan ở Somalia, và xung đột hậu nội chiến ở Nam Sudan.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Hiện tượng này có thể để lại hậu quả kinh hoàng. Vào đợt bùng phát lớn giữa năm 2003 và 2005, khoản chi phí để kiểm soát ở 20 nước Bắc Phi lên tới hơn 500 triệu USD, và thiệt hại vụ mùa lên tới hơn 2,5 tỷ USD.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Giới chức đối phó bằng cách phân tích ảnh vệ tinh, phun thuốc trừ sâu từ trên cao.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Các quan chức Ethiopia cho biết họ đã điều các máy bay nhỏ để đối phó với các đàn châu chấu xâm lược.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
Truyền thông Kenya đưa hình ảnh cảnh sát bắn đạn và hơi cay vào đàn châu chấu, trong khi người dân đập vào xô và bấm còi xe để xua đuổi chúng. Vùng Laikipia phía bắc Kenya có kế hoạch phun thuốc trừ sâu từ trên không.

Hàng trăm triệu con châu chấu tấn công châu Phi, hủy diệt mùa màng
“Chúng có hàng triệu con và sẽ ăn hết thực vật ở đây”,
Peter Learpanai, một người chăn nuôi ở vùng Samburu, cho biết. Ông đang phải rũ áo để đuổi châu chấu. “Chính phủ phải làm gì đó mạnh tay để đối phó với chúng”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Dựa trên số lượng vòng tuổi và các nghiên cứu về gene của cây bạch quả ở Trung Quốc, một số trong đó được xác nhận có độ tuổi lên đến hơn 1.000 năm.

Đăng ngày: 18/01/2020
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây hoa mai

Nguồn gốc và ý nghĩa của cây hoa mai

Như chúng ta đã biết cây hoa mai thường chỉ xuất hiện ở dịp tết xuân về. Vậy bạn có hiểu biết gì về cây hoa mai không? Đa phần sẽ không biết. Để hiểu rõ hơn về cây hoa mai chũng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Đăng ngày: 16/01/2020
Sông băng 15.000 năm tuổi tan chảy có thể giải phóng virus mới

Sông băng 15.000 năm tuổi tan chảy có thể giải phóng virus mới

Nhóm nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu hai lõi băng từ sông băng ở cao nguyên Tây Tạng và phát hiện 28 mẫu virus hoàn toàn mới.

Đăng ngày: 16/01/2020
Hạt giống thông minh giúp nông dân vượt qua biến đổi khí hậu

Hạt giống thông minh giúp nông dân vượt qua biến đổi khí hậu

Các kỹ sư Anh vừa tạo ra loại hạt giống thông minh, không chỉ nâng cao năng suất thu hoạch mà còn giúp nông dân vượt qua được biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 14/01/2020
Chồi non mọc trên cây bị thiêu rụi trong cháy rừng ở Australia

Chồi non mọc trên cây bị thiêu rụi trong cháy rừng ở Australia

Người Australia đang lan tỏa những bức ảnh về sự tái sinh thần kì của rừng cây sau hỏa hoạn. Nạn cháy rừng đã hoành hành trên khắp nước này trong suốt nhiều tháng qua.

Đăng ngày: 13/01/2020
Xác định virus lạ gây viêm phổi ở Trung Quốc

Xác định virus lạ gây viêm phổi ở Trung Quốc

Các nhà khoa học xác định virus gây bệnh phổi lạ tại Vũ Hán khiến 59 người nhập viện là chủng virus hoàn toán mới, thuộc họ corona.

Đăng ngày: 09/01/2020
Vì sao những con kiến đi giật lùi về tổ, chúng đã làm điều đó bằng cách nào?

Vì sao những con kiến đi giật lùi về tổ, chúng đã làm điều đó bằng cách nào?

Hãy để ý những con kiến này, một số con đi trước thường dùng hàm để kéo lê miếng mồi về, và vì vậy, chúng phải đi giật lùi. Không hề có một con kiến nào đứng ra hò hét chỉ đường cho những con kiến ấy. Nhưng thật thú vị, chúng dường như vẫn thấy đường quay về tổ. Câu hỏi là tại sao? Chúng đã nhìn

Đăng ngày: 09/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News