Dịch chuyển lượng tử một hạt photon mang thông tin vào khoảng trống nằm giữa viên kim cương
Nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Quốc gia Yokohama vừa trở thành những người đầu tiên thực hiện “phép màu”: họ dịch chuyển tức thời một photon ánh sáng vào một khoảng không rỗng nằm bên trong một viên kim cương.
Một phép so sánh để nghiên cứu dịch chuyển tức thời dễ hiểu hơn đôi phần: bạn hãy tưởng tượng mình nhìn thấy ánh sáng từ đèn phản chiếu bên trong một viên kim cương, khi bạn đưa viên kim cương sang phòng khác và cái đèn vẫn ở nguyên vị trí, ánh sáng trong viên kim cương vẫn còn. Về cơ bản, đó chính là những gì các nhà khoa học làm được, nhưng thay vì ánh sáng từ cả cái đèn, họ chỉ làm được với một hạt photon thôi.
Các nhà khoa học dịch chuyển tức thời một photon ánh sáng vào khoảng không rỗng nằm bên trong một viên kim cương.
Theo thông cáo báo chí của EurekAlert đăng tải, đây là cách thức các nhà khoa học thực hiện được màn “ảo thuật”:
Để điều chỉnh được một electron và một đồng vị carbon trong khoảng trống… đội ngũ nghiên cứu đã gắn một dây dẫn có kích cỡ ¼ sợi tóc con người lên bề mặt viên kim cương. Họ đưa vào dây vi sóng và sóng vô tuyến để tạo ra một từ trường dao động xung quanh viên kim cương.
Sau đó điều chỉnh vi sóng để tạo ra điều kiện lý tưởng để có thể thực hiện đưa thông tin lượng tử vào bên trong viên kim cương.
Khoảng trống bên trong viên đá quý thực chất là một lỗi tự nhiên, một lỗ hổng mà đáng lý phải có carbon nhưng thực tế lại thiếu. Chính nhờ khoảng trống đó, đội ngũ nghiên cứu mới có thể đưa hạt photon vào.
Khoảng trống bên trong viên đá quý thực chất là một lỗi tự nhiên.
Khoa học vẫn sử dụng hạt photon để thực hiện thử nghiệm rối lượng tử - hai hạt vật chất được gắn bó chặt chẽ dù chúng cách xa tới mức nào, trạng thái của một hạt sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới trạng thái của hạt kia qua liên kết chặt chẽ đó.
Lợi dụng hành động kì quái đó, việc dịch chuyển lượng tử đã cho phép trạng thái của một hạt được chuyển tới một hạt khác mà không cần tới một tác động vật lý nào. Cũng giống như dịch chuyển tức thời trong phim khoa học viễn tưởng vậy, nhưng thay vì chuyển vật thể từ nơi này sang nơi khác, dịch chuyển lượng tử dùng để truyền thông tin giữa một cặp hạt rối lượng tử.
Đây là thành tựu lớn. Bằng nghiên cứu mới, đội ngũ tại Đại học Yokohama đưa một photon vào trong một khoảng không trên lý thuyết là không thể xâm nhập được; nghiên cứu này có thể đặt nền móng cho một mạng lưới thông tin an toàn tuyệt đối.

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới
Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam
