Dịch viêm gan C bùng phát tại Singapore nghi do lây nhiễm từ kim tiêm

22 bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Singapore mắc viêm gan C, 4 người đã tử vong. Nguyên nhân lây nhiễm có thể do kim tiêm và thuốc đa liều.

Dịch viêm gan C bùng phát tại Singapore

Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) mới đây đã phải đưa ra lời xin lỗi vì để xảy ra đợt bùng phát dịch viêm gan C tại cơ sở. Trang Asiaone đưa tin, SGH nhận thấy có sự gia tăng bất thường về số ca mắc viêm gan C trong số các bệnh nhân thận điều trị nội trú từ tháng 6. Kết quả xét nghiệm phát hiện 22 trường hợp mắc bệnh, 4 trong số đó đã tử vong. Theo đại diện bệnh viện, những người này đều có nhiều bệnh lý đồng thời và nhiễm trùng máu nặng, tuy vậy không loại trừ khả năng virus viêm gan C làm tăng nặng tình trạng dẫn đến cái chết của họ.


Bệnh viện Đa khoa Singapore. (Ảnh: Wee Teck Hian).

Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân bùng phát dịch, có khả năng cao là từ kim tiêm và những lọ thuốc đa liều. Thông thường một lọ thuốc được dùng cho 2-3 bệnh nhân và dù kim tiêm được thay mới hàng ngày vẫn có thể là nguồn lây bệnh.

Chủ tịch SGH là giáo sư Fong Kok Yong cho biết bệnh viện đã thực hiện "các bước tích cực để khắc phục những thiếu sót được tìm thấy và loại bỏ tối đa các nguồn lây nhiễm". Bệnh viện cũng xét nghiệm tất cả các bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan cùng đội ngũ y bác sĩ đã trực tiếp chăm sóc cho người bệnh và không tìm thấy ca nhiễm viêm gan C mới nào.


Lọ thuốc đa liều được cho là nguồn lây nhiễm bệnh. (Ảnh: Wee Teck Hian).

Giám đốc điều hành của SGH là giáo sư Ang Chong Lye nói: "Chúng tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc vì sự mất mát và nỗi đau đã gây ra cho người bệnh và gia đình họ. An toàn của bệnh nhân là điều không thể xem thường. Những gì xảy ra cho bệnh nhân đều là trách nhiệm của chúng tôi. Bệnh viện sẽ nỗ lực hết sức rà soát quy trình và kiểm tra tất cả các nguồn lây nhiễm để đảm bảo dịch không tái phát". Bên cạnh đó, SGH thông báo vẫn đang giữ liên lạc với các bệnh nhân và sẽ tiếp tục hỗ trợ, chăm sóc họ cùng gia đình một cách chu đáo nhất.

Bộ Y tế Singapore đã bổ nhiệm một ủy ban đánh giá độc lập để xem xét vụ việc và nhận định đây sẽ là bài học cho tất cả các cơ sở y tế khác tại đất nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chết não và cái chết của con người

Chết não và cái chết của con người

Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News