Điểm hẹn của khoa học quốc tế tại Bình Định
Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành, điểm hẹn phát triển quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà khoa học quốc tế với giới nghiên cứu Việt Nam sắp được đưa vào hoạt động ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) tại Bình Định vào đầu tháng 8, với chủ đề "Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ". Đây cũng là dịp để các nhà khoa học trong nước, quốc tế cùng nhìn lại những kết quả mới nhất về vật lý hạt, vật lý thiên văn và vũ trụ học.
ICISE do kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng Jean François Milou thiết kế, nằm ở dọc bờ biển, phía đông nam Quy Nhơn. Trung tâm có diện tích hơn 50 ha.
Trao đổi với PV, giáo sư Trần Thanh Vân, người sáng lập Hội Khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" cho biết, trung tâm ICISE sẽ trở thành "điểm hẹn" lý tưởng khích lệ óc sáng tạo, cổ vũ khám phá, phát minh của tuổi trẻ ở các nước đang phát triển. Mục tiêu của trung tâm này là không ngừng thúc đẩy phát triển khoa học và giáo dục, giúp các sinh viên, nhà khoa học trẻ châu Á hội nhập vào cộng đồng khoa học quốc tế.
"Đây là "cơ hội vàng" giúp các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học không ngừng nâng cao trình độ thông qua quá trình gặp gỡ, giao lưu chia sẻ ý tưởng với các nhà bác học hàng đầu thế giới", giáo sư Vân lạc quan nói.
Mô hình trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành. (Ảnh: Trí Tín)
Việc khánh thành trung tâm nói trên là một hoạt động nằm trong tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 chính thức khai mạc tại TP Quy Nhơn sáng nay, nhân kỷ niệm 40 năm hợp tác Việt – Pháp và 20 năm thành lập Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập.
Tuần lễ này diễn ra từ ngày 28/7 đến 17/8 với nhiều cuộc hội thảo quốc tế, cuộc hội nghị khoa học, các lớp học chuyên đề và tập huấn. Hơn 200 nhà khoa học quốc tế đến từ hơn 30 quốc gia, trong đó có 7 nhà khoa học, bác học đạt giải Nobel. Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), nơi đã khám phá ra hạt boson Higgs nổi tiếng thế giới, cũng tham gia sự kiện lần này.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.
