Điểm rơi chính xác của vệ tinh Đức

Sau nhiều ước đoán về việc vệ tinh Đức có thể rơi xuống Đông Nam Á hoặc sâu trong cao nguyên Trung Quốc, cuối cùng thì các nhà khoa học cũng đã định vị được vị trí tiếp đất của ROSAT.

>>> Vệ tinh Rosat "có thể rơi xuống Ấn Độ Dương"

Các thành phố đông dân cư của châu Á đều đã thoát khỏi cạnh va chạm với những mảnh vỡ cỡ lớn của ROSAT vào dịp cuối tuần qua. ROSAT xuyên vào bầu khí quyển Trái đất vào thời điểm 1h50 sáng Chủ nhật (giờ GMT) ngay phía trên Vịnh Bengal ở Nam Á. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có bao nhiêu mảnh vỡ của ROSAT đã rơi xuống biển, Trung tâm Không gian Đức cho biết.

Theo AP, về cơ bản vệ tinh 21 tuổi này đã bị thiêu rụi ngay khi va chạm với khí quyển. Mặc dù vậy, vẫn có 30 mảnh vỡ với tổng trọng lượng 1,87 tấn có thể “sống sót” qua giai đoạn thử lửa này và lao xuống biển.

Do ROSAT là vệ tinh đời cũ, không có hệ thống kiểm soát nên mặt đất đã không thể liên lạc với nó, càng không thể điều khiển hướng rơi của vệ tinh.

Trước đó, tiết lộ trên Space.com, chuyên gia Jonathan McDowell của Trung tâm Thiên văn học Harvard-Smithsonian cho biết hai thành phố nhiều triệu dân Chongqing và Chengdu của Trung Quốc chỉ cách đường rơi dự kiến của vệ tinh có vài phút về phía đông bắc.

ROSAT được phóng lên không gian từ năm 1990 và “nghỉ hưu” vào năm 1999 sau khi đóng góp nhiều thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu lỗ đen và sao mới.

Tháng trước, một vệ tinh hỏng của NASA là UARS cũng đã rơi xuống nam Thái Bình Dương. Tuy không gây ra thiệt hại nào về người và của song phạm vi rơi của các mảnh vỡ rộng tới 800km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News