Diệt tuần lộc và chuột để bảo vệ chim

Giới chức Anh sẽ thực hiện chương trình tiêu diệt tuần lộc và chuột trên một hòn đảo ở phía nam Đại Tây Dương để bảo vệ các loài chim trên đảo.

Khoảng 3.000 con tuần lộc đang tàn phá cây cối, gây xói mòn trên đảo South Georgia. Chúng cũng phá hủy tổ và môi trường sống của những con chim cánh cụt hoàng đế cùng nhiều loài chim bản địa khác. Vì thế chúng trở thành mối họa lớn đối với môi trường của đảo, BBC đưa tin.

Trước đây tuần lộc không tồn tại trên đảo South Georgia. Vào năm 1911, những người săn cá voi tại Nam Cực đã mang theo 10 con tuần lộc tới đảo để lấy thịt tươi.


Tuần lộc đe dọa cuộc sống của chim cánh cụt hoàng
đế và nhiều loài chim khác trên đảo South Georgia.

Một nhóm người Sami làm nghề chăn thả gia súc tại Na Uy đã tới đảo South Georgia và đang chuẩn bị cho hoạt động tiêu diệt tuần lộc. Người Sami sống cùng tuần lộc nên hiểu biết của họ sẽ trở nên hữu ích trong nỗ lực diệt chúng. Họ sẽ lập những bãi bẫy thú với rào chắn xung quanh. Sau khi lùa tuần lộc vào đó, họ sẽ bắn chúng. Thịt tuần lộc sẽ được đem tới quần đảo Falkland để bán cho người dân, vì các nhà khoa học và nhân viên chính phủ là đối tượng duy nhất tới đảo South Georgia.

Diệt tuần lộc chỉ là một trong hai chương trình kiểm soát số lượng động vật trên đảo South Georgia. Nhiệm vụ lớn hơn là loại bỏ chuột, những con vật từng tới đảo nhờ những tàu săn cá voi và hải cẩu trong thế kỷ 18 và 19. Chuột sinh sôi rất nhanh do chúng không có kẻ thù tự nhiên. Hiện nay số lượng của chúng đã lên tới khoảng 200 triệu. Chúng ăn trứng chim và chim non. Hai loài chim đặc hữu trên đảo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì chuột.

Từ tháng 2 tới, các nhà khoa học sẽ ném bả độc xuống một khu vực có diện tích 580km2 trên đảo để giảm số lượng chuột. Họ hy vọng việc diệt chuột và tuần lộc sẽ khiến số lượng chim trên đảo tăng tới mức 100 triệu con như trước kia.

Đảo South Georgia, nằm ở phía nam Đại Tây Dương, là một trong những lãnh thổ hải ngoại của Anh. Thuyền trưởng huyền thoại James Cook tuyên bố chủ quyền hòn đảo nhân danh nước Anh vào năm 1775. Do đảo chịu ảnh hưởng của khí hậu Nam Cực nên băng bao phủ 3/4 diện tích của đảo trong cả năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News