Điều chế thành công kháng thể chống virus MERS từ trứng đà điểu
Trong bối cảnh Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) do coronavirus gây ra đang hoành hành tại Hàn Quốc, nhóm các nhà khoa học do giáo sư Yasuhiro Tsukamoto, chuyên gia đầu ngành về dịch tễ học động vật thuộc Viện Cao hoc Đại học Kyoto đã nghiên cứu và điều chế thành công với số lượng lớn kháng thể có khả năng ức chế mạnh đối với loại virus nguy hiểm này từ trứng đà điểu.
Kháng thể chống virus MERS từ trứng đà điểu
Loại thuốc trên cũng được thử nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu y học truyền nhiễm lục quân Mỹ, cơ quan cùng tham gia nghiên cứu với giáo sư Tsukamoto.
Người dân tại Seoul đeo khẩu trang phòng MERS. (Nguồn: THX/TTXVN)
Thuốc dạng xịt đã bắt đầu được chuyển đi với số lượng lớn đến Hàn Quốc và Mỹ.
Dưới tác động của loại kháng thể này, coronavirus không thể xâm nhập vào tế bào người và có hiệu quả rất lớn trong việc dự phòng lây nhiễm loại virus chết người này.
Lần này, giáo sư Tsukamoto đã tạo ra một dạng protein bề mặt của coronavirus, được tạo ra từ tế bào của con tằm, và đưa protein này vào cơ thể đà điểu dưới dạng kháng nguyên.
Các nhà khoa học sẽ tinh chế kháng thể từ các quả trứng của đà điểu có kháng thể chống virus để tạo ra thuốc.
Coronavirus đi vào tế bào người thông qua protein đặc trưng. Giáo sư Tsukamoto lý giải: “Loại kháng thể này sẽ tạo thành một lớp mặt nạ bên ngoài tế bào ngăn chặn virus thâm nhập vào bên trong tế bào. Tôi hy vọng với khả năng đó, kháng thể có khả năng phòng ngừa lây nhiễm dịch MERS."
Giáo sư Tsukamoto đánh giá cao hệ miễn dịch của đà điểu vốn có khả năng tự chữa lành vết thương rất nhanh.
Hiện nay, nhóm của giáo sư Tsukamoto đã phát triển được công nghệ sản xuất kháng thể với số lượng lớn từ trứng đà điểu từ năm 2008 nhờ khả năng sản sinh ra kháng thể cao ở loài này.
“Khẩu trang kháng thể” thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khi chúng được bán rộng rãi trong thời gian xảy ra dịch cúm năm 2008 và kháng thể đà điểu chống lại virus Ebola cũng được sản xuất hồi năm 2014.
Công ty Bioventure (Mỹ) và Trung tâm nghiên cứu của công ty này cũng đang thúc đẩy chiến dịch đối phó với dịch MERS cùng Đại học Kyoto.
Hiện tại, trung tâm đang kiểm tra các tác dụng phụ và hiệu quả kháng thể sau khi tinh chế.
Ngoài Hàn Quốc, lô thuốc kháng thể đã được chuyển đến Mỹ. Vì là thuốc điều trị chưa được chứng nhận để đưa trực tiếp vào cơ thể người nên tạm thời thuốc chỉ được dùng ở mức độ thuốc phun sương chứa kháng thể dùng để xịt vào khẩu trang, tay và tay nắm cửa để phòng dịch.
Loại thuốc này dự kiến sẽ được phát cho các nhân viên y tế và các sân bay ở Hàn Quốc và Nhật Bản./.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.
