Những điều cần biết về dịch bệnh nguy hiểm Mers
Một dịch bệnh nguy hiểm chết người mới xuất hiện với tên gọi là Hội chứng Hô hấp Trung Đông đang từng ngày, từng giờ tiến sát vào Việt Nam.
Tìm hiểu về dịch bệnh nguy hiểm Mers
Trong tháng 5 – 2014, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một lời cảnh báo khẩn cấp về những vấn đề liên quan đến dịch bệnh Mers (Middle East Respiratory Syndrome).
Sự bùng nổ của dịch bệnh đang gia tăng ở bán đảo Ả Rập, đặc biệt là ở Ả Rập Saudi. Kể từ tháng 4-2012 và tính đến 30-5-2015, đã có 1.172 trường hợp (trong đó có 479 trường hợp tử vong) đã được báo cáo bởi các cơ quan y tế trên thế giới, theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu.
Nhân loại lại có thêm lỗi lo về căn bệnh mới – Mers
Dịch bệnh có thể xâm nhập Việt Nam?
Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm (MERS-CoV) ngày 2-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tỏ ra lo lắng: “Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ giao thương lớn, lượng người đi về giữa hai nước trên phương diện du lịch, làm việc, chữa bệnh khá lớn. Ngoài ra, công dân Việt Nam đi công tác, học tập, lao động trở về từ vùng có dịch hay công dân từ các quốc gia đi qua vùng có dịch vào Việt Nam… khá đông. Tổng số người nhập cảnh từ 9 quốc gia có dịch từ đầu năm 2015 đến nay là trên 23.000 người, gần 5.000 người/tháng qua 2 cửa khẩu Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện Việt Nam có trên 20.000 lao động đang làm việc tại vùng Trung Đông. Đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt”.
Mers là gì?
Đây là một loại bệnh về viêm đường hô hấp cấp, do virus thuộc nhóm Coronavirus (CoV) gây nên. Một “người anh em họ” với virus gây ra đại dịch SARS năm 2003.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Mers?
Hầu hết mọi người bị nhiễm coronavirus Mers phát triển bệnh hô hấp cấp với các triệu chứng sốt, ho và khó thở. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, cho đến nay, cứ 10 bệnh nhân nhiễm Mers lại có 3-4 người đã tử vong. Hầu hết trong số đó được điều trị trong điều kiện y tế cơ bản với hệ thống miễn dịch yếu.
Trang bị kiến thức cơ bản để phòng chống bệnh Mers
Mers xuất hiện khi nào?
Dịch bệnh này lần đầu tiên được báo cáo vào tháng 9-2012 tại Ả Rập Saudi.
Mers từ đâu đến?
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng virus gây dịch MERS đã lây truyền từ lạc đà qua người. Tuy nhiên, chưa có giải thích chi tiết về cách thức lây nhiễm virus từ lạc đà sang người. Thêm nữa, không phải tất cả những người mắc bệnh đều tiếp xúc với động vật.
Để phòng tránh nguy cơ này, cơ quan Y tế kêu gọi mọi người tránh sử dụng sữa lạc đà chưa được tiệt trùng, không ăn pphô mai và thịt lạc đà khi chưa nấu chín.
Ngoài ra, virus này cũng đã được tìm thấy trong một con dơi ở Ả Rập Saudi.
Lạc đà được xem là loài động vật lây truyền virus dịch bệnh Mers
Bệnh Mers lây truyền như thế nào?
Lây truyền từ người qua người xảy ra khi có tiếp xúc gần giữa bệnh nhân với người nhà hay nhân viên y tế. Thậm chí, cũng có thể lây truyền giữa nhân viên y tế với nhau.
Tuy nhiên, bệnh có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau mà bạn không ngờ tới. Chưa có bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận rằng virus có thể lây nhiễm mà không có mối liên hệ chặt chẽ với người bệnh, chẳng hạn như việc bạn ngồi cạnh một ai đó trên máy bay hay cùng chuyến tàu xe.
Ai có nguy cơ cao mắc Mers?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhóm nguy cơ cao là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch.
Do vậy, những đối tượng này nên tránh tiếp xúc với động vật, đặc biệt là lạc đà, nhất là khi đến các trang trại, chợ, chuồng trại những nơi virus Corona có khả năng lưu hành
Thuốc điều trị Mers?
Hiện nay chưa có thuốc điều trị hay vắc-xin dự phòng MERS-CoV.
Bạn nên làm gì khi muốn đi du lịch đến ổ dịch?
Tiến sĩ Gregory Taylor, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Cộng đồng, Canada, khuyến cáo bạn nên:
- Kiểm tra nhật ký tiêm phòng của bạn.
- Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh rõ ràng.
- Rửa tay thường xuyên.
- Dùng khuỷu tay che miệng khi ho và hắt hơi.
- Nghỉ ngơi ở nhà khi mắc bệnh.
- Trước khi đi du lịch, người dân cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.
- Kiểm tra tất cả các triệu chứng mắc bệnh Mers trong bảy ngày, sau khi đã đi đến bán đảo Ả Rập.
- Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38 độ C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc chỗ đông người để phòng tránh bệnh
Chủ động phòng chống dịch bệnh bằng cách thực hiện những hành động sau đây:
- Súc miệng bằng nước sát khuẩn
- Rửa tay thường xuyên
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
