Điều đặc biệt trong gia đình cả 2 cha con cùng nhận giải Nobel Vật lý

William Lawrence Bragg và người cha William Henry Bragg đều là những nhà vật lý nổi tiếng đã có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực tinh thể học tia X- nghiên cứu về cấu trúc nguyên tử và phân tử của các tinh thể sử dụng tia X.

William Lawrence Bragg sinh năm 1890 tại thành phố Adelaide, Australia. Cha của ông, William Henry Bragg, là một nhà vật lý, và sau này cộng tác với con trong lĩnh vực tinh thể học tia X.

Bragg "con" theo học trường Cao đẳng St. Peter và chứng tỏ năng lực xuất sắc về khoa học và toán học. Sau đó, ông tiếp tục theo học tại Đại học Adelaide chuyên ngành Toán học và Vật lý vào năm 1908.

Điều đặc biệt trong gia đình cả 2 cha con cùng nhận giải Nobel Vật lý
Con trai William Lawrence Bragg (bên trái) và cha William Henry Bragg (bên phải).

Sau khi hoàn thành chương trình học đại học, Bragg "con" đến Anh để tiếp tục học tại Trinity College, Cambridge. Ở đó, ông đã nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý hàng đầu J.J. Thomson. Nghiên cứu của Bragg tập trung vào sự tán xạ của các hạt alpha, là những hạt tích điện dương phát ra từ các chất phóng xạ.

Năm 1912, Bragg "con" cùng cha bắt đầu nghiên cứu về nhiễu xạ tia X tại phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge. Gia đình nhà Bragg quan tâm đến việc sử dụng nhiễu xạ tia X để nghiên cứu cấu trúc nguyên tử của tinh thể, thứ có thể tiết lộ sự sắp xếp của các nguyên tử trong mạng tinh thể.

Năm 1913, 2 cha con nhà Braggs xuất bản một bài báo, trong đó, mô tả sự nhiễu xạ của tia X bởi tinh thể và việc sử dụng quang phổ tia X để xác định cấu trúc nguyên tử của tinh thể, theo chuyên trang The Nobel Prize. Công trình có tác động đáng kể đến lĩnh vực khoa học vật liệu và mở ra những con đường mới cho nghiên cứu về tinh thể học tia X.

Năm 1915, William Lawrence Bragg và cha được đồng trao giải Nobel Vật lý cho công trình nghiên cứu về nhiễu xạ tia X. Ở tuổi 25, Bragg trở thành người trẻ nhất nhận giải Nobel vào thời điểm đó.

Sau đó, Bragg tiếp tục nghiên cứu về tinh thể học tia X, tập trung vào nghiên cứu cấu trúc của kim loại và khoáng chất. Ông cũng tham gia giảng dạy tại Đại học Manchester.

Năm 1941, ông được vua George VI vinh danh tước hiệu Hiệp sĩ và trao tặng Huy chương Hoàng gia của Đế chế Anh vì những đóng góp của ông cho khoa học.

Nổi tiếng về khiếu hài hước

Gia đình nhà Bragg còn nổi tiếng về khiếu hài hước. Trong cuốn sách "Tinh thể và ánh sáng: Giới thiệu về tinh thể học quang học" (2015), tác giả Elizabeth A. Wood nhắc đến một câu chuyện liên quan đến phản ứng của Bragg "cha" trước một câu hỏi của sinh viên mà ông không biết rõ. Ông đã dí dỏm trả lời: "Đó là một câu hỏi rất hay. Hãy hỏi con trai tôi, nó đang ở phòng bên cạnh và nó biết mọi thứ."

Một câu chuyện thú vị khác là khi cả hai cha con đang tham gia một hội thảo khoa học, họ đã quyết định đổi bảng tên và giả làm nhau. Bragg "con" rất thích trò chơi "đổi vai" này và tiếp tục đeo bảng tên của cha trong suốt phần còn lại của hội nghị.

Cùng với khiếu hài hước của mình, gia đình nhà Bragg rất được kính trọng trong cộng đồng khoa học và được nhớ đến như những nhà vật lý lỗi lạc với những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực tinh thể học tia X.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện của người sống sót cuối cùng trên Titanic: Uống rượu giải trí khi tàu chìm, tự thoát thân như phim hành động

Chuyện của người sống sót cuối cùng trên Titanic: Uống rượu giải trí khi tàu chìm, tự thoát thân như phim hành động

Nhờ lòng can đảm và bình tĩnh đến kinh ngạc, thợ làm bánh trưởng của tàu Titanic đã sống sót sau gần 3 giờ chìm trong Bắc Đại Tây Dương lạnh giá.

Đăng ngày: 23/04/2023
Nữ tặc khét tiếng khiến hải quân nhà Thanh, Anh Quốc và Bồ Đào Nha bất lực

Nữ tặc khét tiếng khiến hải quân nhà Thanh, Anh Quốc và Bồ Đào Nha bất lực

Từ một kỹ nữ lầu xanh, Trịnh Thị trở thành nữ hải tặc khét tiếng, cầm đầu đội quân cướp biển hoành hành ở các vùng biển phía nam.

Đăng ngày: 14/04/2023
Chuyện chưa kể về nữ phi hành gia phá kỷ lục sống lâu nhất trên trạm vũ trụ

Chuyện chưa kể về nữ phi hành gia phá kỷ lục sống lâu nhất trên trạm vũ trụ

Nữ phi hành gia người Mỹ, Christina Koch (44 tuổi), đã nắm giữ 2 kỷ lục thế giới liên quan đến không gian. Sắp tới, cô sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vòng quanh Mặt trăng.

Đăng ngày: 14/04/2023
Ettore Majorana - Nhà vật lý thiên tài biến mất bí ẩn

Ettore Majorana - Nhà vật lý thiên tài biến mất bí ẩn

Từng được xếp ngang với Galilei và Newton, nhà vật lý Ettore Majorana mất tích khi đang gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp.

Đăng ngày: 30/03/2023
Thiên tài bị quên lãng giúp thay đổi hiểu biết về vũ trụ

Thiên tài bị quên lãng giúp thay đổi hiểu biết về vũ trụ

Jeremiah Horrocks là một nhà thiên văn học người Anh, sinh vào năm 1619 và mất vào năm 1641, khi chỉ mới 22 tuổi.

Đăng ngày: 21/03/2023

"Nữ hoàng muối" Senegal: Cứu cả một thế hệ đất nước nhờ thứ gia vị màu trắng!

Dù sản xuất ra cả 500.000 tấn muối/năm nhưng Senegal vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu i-ốt.

Đăng ngày: 10/03/2023
Nghiên cứu mới gần đây minh oan cho Nữ hoàng Galla Placidia

Nghiên cứu mới gần đây minh oan cho Nữ hoàng Galla Placidia

Galla Placidia (? - 450) là con gái của Hoàng đế Theodosius I (347 - 395), quốc vương đầu tiên và cuối cùng của Vương triều Theodosius.

Đăng ngày: 09/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News