Điều gì làm cho thức ăn ngọt khó thể cưỡng lại?
Đường là một thuật ngữ thông thường được sử dụng để miêu tả một dạng các phân tử gọi là carbohydrat, được tìm thấy trong rất nhiều thức ăn và nước uống.
Đường glucose, đường fructose, đường mía, đường nha, đường sữa, đường nho và tinh bột đều được cấu tạo từ đường. Đường không chỉ có trong kẹo và đồ tráng miệng, mà còn được cho vào nước sốt cà chua, sữa chua, hoa quả sấy khô, nước ngọt và ngũ cốc,...
Hãy hình dung những chiếc kẹo giòn, những chiếc bánh ngọt mềm, những chiếc ốc quế đầy kem. Bạn có thấy thèm không? Tại sao vậy? Điều gì xảy ra trong não làm cho những thức ăn ngọt thật khó để từ chối?
Điều gì xảy ra khi đường tiếp xúc với lưỡi?
Bạn ăn ngũ cốc. Đường chứa trong nó sẽ kích hoạt cơ quan cảm nhận vị ngọt, một phần của nụ vị giác trên lưỡi. Các cơ quan nhận cảm này sẽ gửi tín hiệu đến thân não rồi đến vỏ não. Những phần khác nhau của vỏ não xử lý các vị khác nhau: Đắng, mặn, nhạt và vị ngọt.
Từ đây, tín hiệu kích hoạt cảm giác khoái cảm, đó là cái cảm giác ấm áp, mơ hồ mà bạn thường thấy khi thưởng thức chiếc bánh socola. Cảm giác khoái cảm này chính là do dopamine, một loại hóa chất quan trọng hay chất dẫn truyền thần kinh. Đường làm giải phóng dopamin mặc dù không dữ dội như ma túy.
Điều gì khiến những thức ăn ngọt khó để từ chối?
Đường rất hiếm trong các thực phẩm tạo ra dopamine. Ví dụ, bông cải xanh, có lẽ điều đó giải thích tại sao rất khó để cho trẻ ăn rau. Khi bạn đói và ăn một bữa ăn lành mạnh, mức độ dopamine tăng đột biến làm bạn thích thú. Nhưng nếu bạn ăn cùng một món trong nhiều ngày liên tiếp, mức độ dopamine sẽ tăng ít dần và cuối cùng là cân bằng. Đó là bởi vì não được phát triển để chú ý đến những vị giác mới. Tại sao vậy?
Có 2 lý do, đầu tiên là để phát hiện thực phẩm bị hỏng, thứ hai là vì càng đa dạng trong chế độ ăn uống càng dễ đạt được các chất dinh dưỡng cần thiết. Và đó là lí do tại sao mức dopamine giảm mạnh khi thức ăn trở nên nhàm chán.
Điều gì xảy ra nếu bạn ăn thức ăn nhiều đường? Phản ứng dopamine không cân bằng làm bạn không cảm thấy nhàm chán. Trường hợp này đường gần như một chất gây nghiện. Đó là lý do mà con người dường như bị cuốn hút bởi những thức ăn có đường.
Trở lại với thức ăn ngũ cốc của chúng ta. Nó di chuyển xuống dạ dày và đến ruột. Ở đây cũng có cơ quan cảm nhận đường. Chúng không phải là nụ vị giác, nhưng chúng gửi tín hiệu cho não bạn biết rằng bạn đã no hoặc cơ thể nên sản xuất ra nhiều insulin hơn để đối phó với lượng đường dư mà bạn đang hấp thụ.