Điều gì sẽ xảy ra nếu 200.000 con chim sẻ điên châu Phi đồng loạt tấn công voi?

Đối với nhiều người, việc một con chim sẻ đánh bại một con voi là điều không tưởng, bởi sự chênh lệch về kích thước cơ thể giữa hai loài quá lớn, chiều dài cơ thể của một con chim sẻ chỉ khoảng chục cm, trong khi một con voi nói chung dài tới 4 mét.

Năm 2017, một vụ "chim sẻ điên tấn công voi" đã xảy ra tại Kenya, châu Phi. Nhiếp ảnh gia Antero Topp đã kịp thời ghi lại hình ảnh những con voi sợ hãi bỏ chạy trước sự xuất hiện của đàn chim điên lên tới hàng ngàn con tại hố nước Satao Camp thuộc công viên quốc gia East Tsavo, Kenya, Đông Phi.

Hơn 200.000 con chim sẻ đã tập hợp thành một đàn khổng lồ và tấn công 3 con voi. Chúng không chỉ mổ vào tai, vòi voi mà còn tấn công điên cuồng vào mắt voi. Mỗi vết mổ có vẻ không mạnh, nhưng với sự tấn công liên tục và dày đặc của 200.000 con chim sẻ đã khiến cho những con voi cảm thấy bực tức và phải bỏ chạy vì không có cách nào đối phó được với bầy chim điên.


Nhiếp ảnh gia Antero Topp đã kịp thời ghi lại hình ảnh những con voi sợ hãi bỏ chạy trước sự xuất hiện của đàn chim điên lên tới hàng ngàn con tại hố nước Satao Camp thuộc công viên quốc gia East Tsavo, Kenya, Đông Phi.

Theo tờ Telegraph, nhiếp ảnh gia Antero Topp cho biết đàn chim sẻ mỏ đỏ hàng ngàn con có kích cỡ như một đám mây khổng lồ đang đáp xuống những cây to lớn gần những hố nước.

"Đột nhiên, tôi nghe tiếng rắc, rắc… , thì ra một nhánh cây đã bị gãy trước sức đè nặng của đàn chim, trong khi mỗi con chỉ nặng khoảng 10gram. Bạn sẽ nghe một âm thanh huyên náo không thể tin được khi tất cả các con chim đồng loạt bay lên", Topp cho biết.

"Tôi đã ngạc nhiên khi thấy những con voi phải lùi lại khoảng cách 50m, một vài con thậm chí bỏ chạy. Có lẽ chúng sợ kích thước khổng lồ và tiếng kêu huyên náo trong không khí của đàn chim", Topp nói trên Telegraph.

Chim sẻ điên châu Phi

Trên thực tế, loài chim sẻ tấn công voi được gọi là chim sẻ mỏ đỏ (Quelea mỏ đỏ). Chúng là loài chim có số lượng đông đảo nhất trên hành tinh của chúng ta. Chúng phân bố chủ yếu ở châu Phi, với số lượng lên tới hơn 10 tỷ con.

Loài chim này có kích thước khá khiêm tốn, với chiều dài cơ thể chỉ từ 10-13 cm và nặng chưa tới 20 gram - kích thước này con bé hơn cả những con chim sẻ mà chúng ta thường thấy ở Việt Nam.


Chim sẻ mỏ đỏ là loài chim có vẻ ngoài khá đẹp mắt, đặc biệt là chim trống, khi đến mùa sinh sản, chúng sẽ khoác lên mình một bộ lông mới để thu hút sự chú ý của chim mái. Dù có kích thước khá khiêm tốn, nhưng trên thực tế, loài chim sẻ mỏ đỏ lại có tính cách khá hung dữ và thích sử dụng chiến thuật bầy đàn nên sức chiến đấu của chúng rất lớn.

Số lượng đông đảo của loài chim này đến từ việc chúng có khả năng sinh sản vô cùng mạnh mẽ, thông thường, mùa giao phối của chúng sẽ diễn ra 2 lần mỗi năm và mỗi lần chúng sẽ đẻ khoảng 5 quả trứng. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là trứng của chúng có thể nở trong một thười gian ngắn -  chỉ sau khoảng 10 ngày ấm, chim non sẽ bắt đầu đục vỏ trứng để chui ra ngoài.

Điều đáng nói là loài chim này còn được người dân châu Phi địa phương gọi là "châu chấu lông vũ", vì chúng là một loài ăn tạp, chúng ăn từ côn trùng đến thực vật, thường phá hại nông và lâm nghiệp địa phương, đặc biệt là khi chúng tập hợp lại thành một đàn khổng lồ - mọi thứ xảy ra sẽ tương tự như nạn châu chấu hoành hành


Chim sẻ mỏ đỏ có tên khoa học Quelea quelea, là loài chim có quần thể sinh sống đông nhất trong thế giới loài lông lũ, có khoảng 1,5 tỉ cặp sinh sản, ước tính có đến 10 tỉ cá thể sống tại khu vực cận Sahara châu Phi.

Vậy tại sao chim sẻ mỏ đỏ lại tấn công voi?

Voi đồng cỏ châu Phi là sinh vật to lớn nhất còn tồn tại trên cạn, có thể nói chúng là một trong những loài động vật không có thiên địch bên ngoài tự nhiên, ngay cả linh cẩu hay sư tử cũng không dám tùy ý khiêu chiến với những con voi. Vậy tại sao những con voi lại bị chim sẻ mỏ đỏ tấn công? Câu trả lời có thể là 1 trong những lý do sau đây:


Chim sẻ mỏ đỏ là loài chim hoang dã có số lượng đông nhất thế giới. Khi tập trung trung thành đàn lớn, chúng có thể gây thiệt hại cho các loại cây trồng, tương tự như tác hại của các đàn châu chấu.

1. Voi châu Phi lấn chiếm lãnh thổ

Trên thực tế, chim sẻ mỏ đỏ tấn công voi không phải vì mục đích muốn biến voi thành con mồi.

Như chúng ta đã biết, bất kỳ loài động vật nào trong tự nhiên cũng có lãnh thổ của riêng chúng, và chim sẻ mỏ đỏ không là ngoại lệ. Vì thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng và các loại hạt nên lãnh thổ của chúng bao gồm một lượng lớn đồng cỏ và cây côi, hơn nữa, vì số lượng của chúng quá đông nên vùng lãnh thổ này cũng sẽ rất rộng lớn.

Do đó chúng thường xung đột với những con voi châu Phi vì những con voi này thường phá hủy đồng cỏ và cây cối để tìm thức ăn, điều này đã gây ra tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của chim sẻ mỏ đỏ.


Loài chim này chủ yếu ăn hạt của các loại cỏ hàng năm, nhưng cũng gây hại trên diện rộng cho các loại cây ngũ cốc. Vì vậy, nó đôi khi được gọi là "châu chấu lông vũ của châu Phi".

2. Những con voi châu Phi đã cướp đi nguồn nước của chúng

Động vật trong tự nhiên xung đột với nhau chủ yếu là do tranh giành các nguồn tài nguyên để sinh tồn, và nước được coi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Hơn nữa khí hậu ở châu Phi rất khô hạn, nhất là vào mùa khô, nguồn nước sẽ trở nên vô cùng khan hiếm nên nhiều loài động vật sẽ tranh giành, thậm chí giết hại lẫn nhau để giành lấy nguồn nước, trong đó có cả chim sẻ mỏ đỏ và voi đồng cỏ châu Phi.

Voi châu Phi là loài động vật sinh sống theo đàn và mỗi con có thể uống đến 90 lít nước mỗi ngày, chúng không chỉ uống hết nguồn nước của chim sẻ mỏ đỏ mà thậm chí còn ngăn cản những con chim uống nước. Vì vậy, để sống sót, chim sẻ mỏ đỏ chỉ còn cách tập hợp lại thành những đàn lớn và tấn công voi để cho chúng chạy đi chỗ khác. Chỉ có như vậy chim sẻ mỏ đỏ mới có thể duy trì được nguồn nước và tiếp tục sinh sống trong những tháng mùa khô.

Trên thực tế, không chỉ voi mà ngay cả linh cẩy, sử từ cũng bị chim sẻ mỏ đỏ tấn công vì lý do này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News